Trang chủ GDCD Lớp 7 dịch 2 câu tục ngữ sau công cấy là công...

dịch 2 câu tục ngữ sau công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn nhất nước,nhì phân, tam cần,tứ giống câu hỏi 57008 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

dịch 2 câu tục ngữ sau công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn nhất nước,nhì phân, tam cần,tứ giống

Lời giải 1 :

- Câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn.

-Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống là câu tục ngữ của nhân dân ta chỉ ra 4 yếu tố quan trọng để làm nên một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp lúa nước, đó là 4 yếu tố: Nước, Phân bón, Công chăm sóc, Giống lúa.

+ Nhất nước: Thứ nhất là Nước. Ruộng lúa phải đảm bảo nước đầy đủ.

+ Nhì phân: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón cần được bón đúng loại, đầy đủ và đúng thời điểm.

+ Tam cần: Thứ ba là Cần, tức là lao động, bỏ công sức chăm sóc, ví dụ làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh, v.v..

+ Tứ giống: Thứ tư là Giống, tức là giống lúa, giống tốt thì mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

=>Đây là 4 yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu, năng suất cao.

Thảo luận

-- hay
-- Uk
-- hi

Lời giải 2 :

có nghĩa là mình bỏ công ra để chăm sóc,cấy cày nó rồi mình ăn.

Câu thứ 2 có nghĩa là: Cây cần nhất là nước rồi cây cần thứ 2 là phân bón,cây cần thứ 3 là sự cần cù lao động, cây cần cuối cùng là giống.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247