Câu 1:
-Nội dung: nói về bài học đường đầu đầu tiên của Dế Mèn, lỗi lầm và sự hối hận của anh.
-Nghệ thuật: sử dụng nhiều biện pháp so sánh và nhân hóa để làm rõ ngoại hình cũng như tính cách của nhân vật.
Câu 2:
-Văn miêu tả là: tái hiện lại hình ảnh con người, sự vật, hiện tượng một cách giàu cảm xúc, hình ảnh.
-Đặc điểm: Trong bài văn miêu tả, đối tượng miêu tả là những cá thể, được khắc họa những nét riêng biệt.
Câu 3:
-Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
*Phân loại:
Phó từ quan hệ thời gian: đã, sắp, từng…
Phó từ chỉ mức độ: rất, khá…
Phó từ chỉ sự tiếp diễn: vẫn, cũng…
Phó từ chỉ sự phủ định: Không, chẳng, chưa..
Phó từ cầu khiến: hãy, thôi, đừng, chớ…
Bổ nghĩa về mức độ: rất, lắm, quá.
Về khả năng: có thể, có lẽ, được
-So sánh: đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
*Phân loại:
So sánh ngang bằng: Công cha như núi Thái Sơn
So sánh không ngang bằng: Những ngôi sao thức ngoài kia; Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
-Nhân hóa: phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
*Phân loại:
– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hót véo von.
- Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.
– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
Ví dụ: Anh gấu ơi ? Anh đang trò chuyện với ai đó?
-Ẩn dụ: là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
*Phân loại:
-Hình thức: Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
-Cách thức: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
-Phẩm chất: Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
-Chuyển đổi cảm giác: Trời nắng giòn tan
II/ PHẦN BÀI TẬP
Câu 2:
- Trẻ em như búp trên cành. So sán
-Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. So sánh
- Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. So sánh
- Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn sóng nước. Nhân hóa
- Người cha mái tóc bạc.
Đốt lửa cho anh nằm. Ẩn dụ
*Chú ý: tác dụng nêu trên khái niệm
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247