Một số từ so sánh: là, như, như là, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu... bấy nhiêu.
a) Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào
Tìm biện pháp so sánh dựa vào các từ ngữ so sánh
So sánh được chia làm 2 loại: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng và ở mỗi loại so sánh thường có các lớp từ so sánh đi kèm. Chẳng hạn ở so sánh ngang bằng ( cấu trúc : A = B), ta dễ dàng bắt gặp lớp từ ngữ: như, giống như, chừng như, y như, tựa như, bằng, …
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
( Ca dao)
Hai anh em nó giống nhau như đúc.
Anh ta và tôi bằng tuổi nhau.
Ở loại so sánh không ngang bằng ( cấu trúc A không bằng B), các lớp từ ngữ thường đi kèm là: hơn, hơn là, kém, không bằng, chẳng bằng,…
Ví dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Mẹ – Trần Quốc Minh)
– Anh ta kém tôi 2 tuổi.
– Thằng bé nhanh trí hơn anh trai nó.
Như vậy chỉ cần nắm vững lớp từ ngữ thường xuyên đi cùng với các loại so sánh thì việc tìm ra phép so sánh không phải là quá khó khăn đối với học sinh.
Tìm biện pháp so sánh dựa vào từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu”
Câu có cặp từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu” thường là câu so sánh. Do đó nếu học sinh thấy trong câu nào có từ hô ứng này ( trong dạng bài tập tìm biện pháp tu từ ) thì đó là phép so sánh. Có thể khái quát theo mô hình sau:
Bao nhiêu A bấy nhiêu B
Ví dụ: Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
( Ca dao).
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
( Ca dao).
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
anhminh9103
hoidap247
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247