Bài làm:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
- Biện pháp tu từ:
+ So sánh: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
+ Điệp ngữ: chưa ngủ.
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Làm nổi bật hình ảnh của vị lãnh tụ vĩ đại dưới ánh trăng khuya.
+ Đồng thời thể hiện được tình cảm, tình yêu thương mà Bác dành cho đất nước, người dân Việt Nam.
Biện pháp tu từ ở 2 câu thơ cuối tại bài " Cảnh khuya " :
● So sánh : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
→ Phép so sánh " ngang bằng "
● Điệp ngữ : [ chưa ngủ ] ⇒ được lặp lại tổng cộng 2 lần
→ Kiểu điệp ngữ " chuyển tiếp "
Tác dụng : Khắc hoạ hình ảnh , dáng vẻ của Bác trong cảnh đêm khuya nên thơ , hùng vĩ và tĩnh mịch . Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho ý diễn đạt . Đồng thời biểu lộ trạng thái , suy tư hoà mình cũng núi rừng , phiêu du đến một chân trời khác của Bác Hồ . Bên cạnh đó , trong Người mở ra 2 phía của tâm trạng , phần nào biểu dương sự vĩ đại , cao cả ở Bác – rung động trước cảnh đẹp núi rừng nhưng cũng đau đáu , lo nghĩ cho vận mệnh và an nguy nước nhà .
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247