Câu1:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả Hồ Chí Minh
- Câu văn nêu luận điểm: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Câu2:
Nội dung là: Ca ngợi những vị anh hùng đã đóng góp cho công cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu3:
Tác giả đưa ra các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
- Những dẫn chứng theo trình từ quá khứ tới hiện đại.
- Tác dụng: Trình tự đó giúp tác giả thể hiện rằng tinh thần yêu nước bắt nguồn từ xưa và nó được truyền lại đến ngày nay và trong mỗi con người đều có tình thần yêu nước sâu lặng.
Câu4:
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Nó mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ. Đối với thế hệ trẻ này nay thì chúng ta cần phải rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ. Lòng biết ơn còn bồi đắp thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247