Chào em, em tham khảo gợi ý:
- “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần với những cảm xúc khác nhau: gợi kỉ niệm về tuổi thơ với đàn gà, gợi kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ bên bà, gợi niềm vui của thời thơ ấu.
- Trở thành sợi dây liên kết các hình ảnh trong bài: Câu thơ ấy tựa như một điệp khúc xuyên suốt bài thơ cho thấy âm thanh tiếng gà đã trở thành một âm thanh đầy sức gợi, đầy ấn tượng với người chiến sĩ. Sau mỗi “Tiếng gà trưa” ấy là cả một thế giới kỉ niệm hiện về trong trí óc anh, thế giới của một tuổi thơ kì diệu, hồn nhiên bên người bà nhân hậu. Câu thơ tựa như một cánh cửa mở ra một chiều không gian mới (kỉ niệm), một chiều thời gian mới (quá khứ).
- Thể hiện tình yêu với bà, gia đình, xóm làng, quê hương, đất nước.
- Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần và có vị trí đứng đầu trong mỗi khổ (2, 3, 4, 7).
- Tác dụng của điệp ngữ tiếng gà trưa, tạo điểm nhấn cho bài thơ. Tiếng gà trưa gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa còn thôi thúc trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247