1. Việt Nam có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 86% dân số cả nước).
2. *Đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.
* Theo tuổi
Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:
+ Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
* Theo giới
Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:
+ Thấp ở nơi có các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Cao ở nơi có các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.
3. Nguyên nhân: Đây là những khu vực có điều kiện sống thuận lợi: địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện và nền kinh tế phát triển.
4. *Thuận lợi
- Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng nhanh
- Chất lượng nguồn lao động tăng
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
* Hạn chế: Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
* Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
5.
Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:
- Nước ta có dân số đông (79,7 triệu người_2002) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào.
- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.
Năm 2005:
Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%
- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.
6.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.
+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
7.
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
- Cây công nghiệp: Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.
8.
* Cơ cấu các loại rừng ở nước ta gnăm 2000:
- Rừng sản xuất chiếm 40,9% tổng diện tích rừng nước ta.
- Rừng phòng hộ chiếm tỉ trọng cao nhất với 46,6%.
- Rừng đặc dụng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất với 12,5%.
* Chức năng của tài nguyên rừng:
Rừng có vai trò lớn đối với sản xuất và đời sống con người:
- Cung cấp gỗ, dược liệu.
- Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu; bảo vệ đất, chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy sông ngòi, hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt, chống khô hạn.
- Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.
* Phân bố:
- Rừng sản xuất: Tập trung ở miền núi thấp và trung du, cung cấp gỗ chế biến và cho xuất khẩu.
- Rừng phòng hộ: phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển. Chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng chắn cát, có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).
* Vườn quốc gia ở Gia Lai: Kon Ka Kinh
9.
Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm là:
10. *Các ngành công nghiệp trọng điểm:
1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than:
+ Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.
+ Hình thức khai thác: Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.
+ Phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Khai thác dầu khí:
+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ mét khối khí.
+ Phân bố: ở thềm lục địa phía Nam.
Hãy xác định trên hình 12.2 các mò than và dầu khí đang được khai thác.
2. Công nghiệp điện
- Sản lượng: tăng lên nhanh. Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh.
- Phân loại: Thủy điện và nhiệt điện
+ Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW), Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..
+ Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).
3. Một số ngành công nghiệp nặng khác.
- Công nghiệp cơ khí - điện tử:
+ Cơ cấu: sản phẩm hết sức đa dạng.
+ Phân bố: Các trung tâm công nghiệp cơ khí - điện tử lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra là các trung tâm Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Biên Hoà, cần Thơ,...
- Công nghiệp hoá chất:
+ Có sản phẩm được sừ dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt.
+ Các trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà (Đồng Nai), Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì - Lâm Thao (Phú Thọ)...
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
+ Cơ cấu khá đa dạng.
+ Phân bố: Các nhà máy xi măng lớn, hiện đại đã được xây dựng, tập trung nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tập trung ở ven các thành phố lớn, nơi có nhu cầu lớn về các loại sản phẩm này.
4. Công nghiệp chế biến luơng thực thực phẩm
- Tỉ trọng: lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
- Các phân ngành chính:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Chế biến thủy sản.
- Phân bố: rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
5. Công nghiệp dệt may
- Vai trò:
+ Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.
+ Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Phân bố: Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…
* Các trung tâm công nghiệp lớn:Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
11. Loại hình vận tải quan trọng nhất là đường bộ, vì:
12.
- Đường sắt: Quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất (Bắc - Nam) nối liền hai miền Bắc - Nam với tổng chiều dài 2 632 km.
- Đường bộ: Hai tuyến đường Bắc - Nam quan trọng nhất là: quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau và đường Hồ Chí Minh.
- Sân bay quốc tế ở nước ta: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), Đà Nẵng.
- Cảng biển lớn ở nước ta: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.
13. Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 trên thế giới.
14.
Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:
- Thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây- li-a.
- Đây hầu hết là các quốc gia thuộc khu vực châu Á (đặc biệt khu vực Đông Nam Á), có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông như: ăn uống, trang phục, làm đẹp…nên các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được thị hiếu của khu vực này.
- Các thị trưởng này có vị trí địa lí gần, dân cư đông, tốc độ phát triển nhanh.
- Ngược lại các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ là những thị trường khó tính, nét văn hóa khác biệt với Việt Nam.
15. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản.
16.
Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở:
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng sông Hồng
17.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia,...
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,...
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247