Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là...

Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát l

Câu hỏi :

Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành rồi thi nhau đâm cành, trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước. Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối. Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”. Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình. Họ hiểu triết lý: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng. (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi) Câu 1: Nêu nội dung của văn bản trên (1đ) * Câu 2: Chỉ ra trợ từ trong câu văn: "Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước" và nêu tác dụng của nó? (1đ) * Câu 3: Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân, hãy trả lời bằng vài câu văn. (1 đ) * Câu 4: Trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, dưới ngòi bút tài hoa của O-Hen-ri, nhân vật Cụ Bơ-men đã sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc bởi các phẩm chất cao đẹp. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi), nêu cảm nhận của mình về hình ảnh người họa sĩ già Bơ-men. (7đ) *

Lời giải 1 :

Câu 1: 

- Nội dung: Dòng chảy vô tạn của thời gian. Sức sống bền bỉ của cây sồi trái ngược hoàn toàn với những loài cây khác trên cùng một mảnh đất.

Câu 2:

- Trợ từ: "tận".

=> Tác dụng: Bày tỏ sự ngạc nhiên về độ sâu kinh khủng của rễ cây đo được. "Tận" chỉ sự dài, nhiều và sâu.

Câu 3:

- Thông điệp về thái độ sống biết lo xa, phòng trước mọi biến cố không may trong cuộc đời.

- Thông điệp về việc tranh thủ thời gian để học hỏi mọi kiến thức và kĩ năng cần thiết.

Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn là: "Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và nền tảng". Câu này có ý nghĩa với em vì nó khuyên em phải học tập trang bị kiến thức cũng như những nền tảng ngay từ bây giờ, giống như cây sồi dành thời gian hàng ngày để chăm chút cho bộ rễ của nó. Có như vậy, sau này em mới có thể thuận lợi trên con đường sự nghiệp của mình.

Câu 4:

Cụ Bơ- men là một hoạ sĩ nghèo sống cô đơn trong một gian buồng tối om ở tầng dưới. Cụ đã ngoài sáu mươi, là ông già nhỏ nhắn có bộ râu loạn xoăn “loà xoà xuống cái thân hình như thân hình một tiểu yêu”. Cụ kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho các họa sĩ. Đã hơn 40 năm cầm bút vẽ nhưng cụ chưa từng có một kiệt tác nào. Cụ luôn ước ao “vẽ một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả”. Nhưng không ai nghĩ ra được, bên trong con người kì quái, dữ tợn, lúc nào cũng sặc sụa mùi rượu ấy của cụ lại có một thế giới tâm hồn rất phong phú, đẹp đẽ. Khi nghe Xiu kể lại chuyện Giôn-xi, cụ đã vô cùng tức giận, không ngờ rằng một con người trẻ tuổi lại suy nghĩ buông tha cuộc sống đến vậy. Lòng nhân ái được khơi dậy, thôi thúc người nghệ sĩ già phải tìm cách cứu lấy niềm tin, niềm hi vọng của sự sống trong cô gái trẻ. Cụ đã vẽ tác phẩm chiếc lá cuối cùng trong một đêm bão tuyết và chính vì vậy mà cụ đã bị bệnh nặng và qua đời vào không lâu sau. “Chiếc lá cuối cùng” đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men. Cụ đã cứu được Giôn-xi với tâm huyết và tình yêu thương con người nhưng đó cũng là lần cuối, cụ ra đi mãi mãi. Khi Xiu biết được tin đã vội vàng nói sự thật cho Giôn-xi biết: “Người nghệ sĩ ra đi vĩnh viễn nhưng để lại một kiệt tác và cứu sống một con người.” Có lẽ trong lịch sử của hội họa nhân loại chưa từng có một hoạ sĩ nào đã cầm bút vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Bất chấp hiểm nguy, trong cái đêm mưa gió khủng khiếp, trên một chiếc thang chênh vênh dựa vào tường, với ánh sáng mờ tỏ của chiếc đèn bão cầm tay, cụ Bơ-men đã dồn hết khả năng của mình để vẽ lên một chiếc lá. Hành động của cụ không một ai biết cho đến khi bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng, với giấy và áo quần ướt sũng, lạnh buốt. Hôm sau, cụ Bơ-men qua đời vì sưng phổi nặng.

Chúc bn học tốt!

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247