Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Phân tích những thuận lợi khó khăn của ngành thủy...

Phân tích những thuận lợi khó khăn của ngành thủy sản ? câu hỏi 59236 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích những thuận lợi khó khăn của ngành thủy sản ?

Lời giải 1 :

nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

điều kiện kinh tế xã hội

khó khăn:có 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển đông,30-35 đợt gió mùa đong bắc

ở 1 số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái

Thảo luận

-- 2k6 đã học chx vậy bạn
-- nope
-- S bt hay vậy
-- (miễn bình luận luôn)

Lời giải 2 :

II. NGÀNH THUỶ SẢN

Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta. Các mặt hàng thủy sản ngày càng được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế.

1. Nguồn lợi thuỷ sản

Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là : ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hài Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đào Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Hãy xác đinh trên hình 9.2 những ngư trường này.

Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển). Nước ta còn có nhiều sông, suối, ao, hồ,... có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành thuỷ sản gặp không ít khó khăn.

Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Nghể thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo. Vì vậy, quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ. Ở nhiều vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

2. Sự phát triển và phản bố ngành thuỷ sản

Do thị trường mở rộng mà hoạt động cùa ngành thuỷ sản trở nên sôi động.

Gần một nửa số tỉnh của nước ta giáp biển, hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh. Nghề cá ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh.

Hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản.

Khai thác hải sàn: Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vùng Tàu và Bình Thuận.

Nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thủy sản gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôitôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.

Xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bầy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Hiện nay, sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247