Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi.
Đã mấy chục năm rồi, có lẽ chừng ấy năm ròng cũng đủ để tôi thấu hiểu hầu hết những người dân trong làng. Họ và tôi, chúng tôi đều là người Việt Nam, chúng tôi đều mang trong mình dòng máu lạc hồng luôn đỏ mãi trong lòng mỗi người. Người trong làng tôi hầu hết đều là những người nông dân một nắng hai sương tần tảo sớm hôm vất vả ra đồng. Chúng tôi sống cho bản thân mình nhưng chưa giây phút nào chúng tôi quên được lòng yêu Tổ Quốc, yêu nơi mà tôi sinh ra và lớn lên. Thế mà không hiểu vì lí do gì mà mọi người lại tung tin đồn xấu cho làng tôi.
Hôm ấy trời nắng đẹp và trong, như mọi hôm tôi lại đến phòng thông tin để đọc báo. Tôi rất thích đến đây nghe người khác đọc báo. Tuy là nông dân nghèo, cuộc sống cực khổ, làm nhiều việc tôi vẫn có cái thú vui đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt thông tin mọi nơi. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.
Tính tôi cũng hay tò mò không biết có việc gì nên liền lại tán gẫu cùng. Được biết có làng nào ấy Việt gian theo Tây. Tôi nào ngờ ấy lại là làng Chợ Dầu – chính ngôi làng tôi sống. Họ bảo làng tôi Việt gian, người làng tôi theo giặc. Như không tin được vào tai mình. Tôi thầm nghĩ đủ điều. Chẳng nhỡ làng mình theo Tây thật rồi sao. Sao lại có chuyện đấy được. Người làng ta đều là những con người yêu nước hết cả mà. Không nhẫn nhịn được nỗi nhục nhã đến tận cùng, tôi đành đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”
Kể từ cái ngày tin đồn ấy được truyền lây lan rộng khắp nơi, tôi chẳng dám bén lẻn ra đường nữa. Tâm trí tôi như dần triệt quệ, tôi không thèm màng đến việc gì nữa. Cả vợ tôi cũng chán nản không thiết làm việc nhà. Được sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh, từ bé tôi đã phải sống với bom đạn. Thấy thế tôi luôn nhủ với lòng mình rằng sau này phải gắng sức làm việc gì đấy giúp ích cho đất nước.
Trong đầu tôi cũng như gia đình, làng xóm tôi đều hứa với lòng sẽ luôn ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Thế mà giờ đây chúng tôi còn chưa làm được điều gì đã làm tổn hại đến đất nước rồi. Tôi cũng yêu làng tôi lắm, cái làng Chợ Dầu ấy đã gắn bó với tôi khá lâu rồi. Nhưng sâu thẳm trong trái tim mộc mạc , bình dị của người nông dân nghèo này vẫn luôn dành một phần quan trọng đối với Tổ quốc. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Thời điểm ấy, khắp nơi mọi người đều xua đuổi dân làng Chợ Dầu. Bà chủ nhà của tôi rồi cũng phải từ chối gia đình tôi sinh sống tại nhà bà. Trong vài ba hôm ngắn ngủi, không biết làm gì, đi về đâu, đầu óc tôi như trống rỗng bởi sự nhục nhã không cam chịu nổi.
Thế mà nỗi buồn ấy lại bỗng chốc chuyển sang nụ cười vui hồn nhiên nở dần trên gương mặt tôi. Tôi vui sướng khi được nghe tin mừng rằng tin làng Chợ Dầu Việt gian đã được cải chính lại. Đúng thật là, toàn là sai sự mục đích cả. Tôi đi đến khắp nơi báo tin mừng dây cho mọi người. Ngay cả bà chủ nhà cũng vui và đành cho tôi tiếp tục ở nhà bà. Thế là cuộc sống tôi lại trở nên vui vẻ như trước.
Mọi con sông đều chảy ra biển, tình yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ Quốc. Đối với người nông dân một nắng hai sương, làng có một vị trí rất quan trọng. Đấy là nơi tôi sinh ra, lớn lên và làm việc. Quan trọng hơn làng đã trở thành cội nguồn quê hương, là một phần không thể thiếu trong tâm hồn của người nông dân. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ không bao giờ quên đi được bóng dáng cái làng Chợ Dầu thân thuộc ấy và sẽ luôn tin tưởng, chẳng bao giờ rời xa làng mình.
Làng Chợ Dầu là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Thế nhưng bọn Tây đã khiến cho dân chúng tôi phải đi tản cư sang những nơi khác để sống. Giờ đây khi đã trở về quê hương tình cảm tôi dành cho làng không hề thay đổi vẫn còn vẹn nguyên. Tôi rất hạnh phúc và vui mừng vì được trở về quê hương thân yêu của mình.
Khi trở về tôi nghe được rất nhiều tin như tiêu diệt được bao nhiêu tên địch? Có bao nhiêu người lính dũng cảm đã hi sinh? Tôi đang chăm chú lắng nghe và phấn khởi tự hào. Bỗng có một người nói với tôi rằng:” làng Chợ Dầu theo Tây phản cách mạng”. Họ nói với giọng điệu cay nghiệt, oán hận và căm phẫn. Nghe được tin dữ đó mặt tôi biến sắc hẳn đi, cổ họng nghẹn lại và da mặt tôi tê rân rân. Cảm giác lúc đó thực sự rất xấu hổ và thất vọng nặng nề. Tôi rất yêu làng của mình, luôn hãnh diện và tự hào kể cho mọi người nghe về làng. Thế mà không ngờ giờ lại thành ra như thế này, tôi rất buồn và cảm thấy xấu hổ. Tôi lảng tránh đi ra nơi khác và lủi thủi về nhà trong tâm trạng thất vọng không vui.
Về đến nhà rồi tôi vẫn không tin đó là sự thật, suy nghĩ nội tâm trong tôi đấu tranh nhau. Một bên là tình yêu làng thiết tha, một bên là sự thật được phơi bày trước đó. Ngôi làng tôi đã từng yêu thương gắn bó giờ đây trở thành làng giặc, Tôi thật sự thất vọng buồn và chán nản. Trong tâm trạng rối bời và trống rỗng tôi đã tâm sự với thằng út. Những điều tôi cất giữ trong lòng được nói ra làm tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Khi tôi đi chơi cùng ông hàng xóm tận tối mới trở về nhà. Ông chủ tịch của làng tôi đã lên tiếng cải chính rằng việc làng chợ Dầu theo Tây là hoàn toàn sai sự thật. Tôi vui mừng, hạnh phúc rồi gọi hô hào lũ trẻ ra và nói: “Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia cho”.
Sau đó tôi chạy vội vã đi khắp nơi khoe tin Tây đốt nhà, đốt hết mọi thứ. Thế nhưng thông tin làng Chợ Dầu theo Tây là không đúng là sai sự thật. Mặc dù đã bị mất đi tài sản nhưng không hiểu sao tôi không buồn. Tôi cảm thấy vui vì làng mình vẫn luôn kháng chiến chống giặc, luôn theo cách mạng.
Câu chuyện về làng của tôi là như vậy đó. Trải qua nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ chán nản, thất vọng đến vui tươi bất ngờ. Qua đây niềm tự hào tình yêu làng trong tôi vẫn luôn tràn đầy và vẹn nguyên. Làng chợ Dầu của tôi vẫn luôn trung thành với cách mạng ta.
cho mik xin câu trả lời hay nhất
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247