Trang chủ Vật Lý Lớp 10 vận dụng lí thuyết electron để giải thích hiện tượng...

vận dụng lí thuyết electron để giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát , tiếp xúc , hưởng ứng ? câu hỏi 7044 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

vận dụng lí thuyết electron để giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát , tiếp xúc , hưởng ứng ?

Lời giải 1 :

Đáp án:

Giải thích các bước giải: Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện:

a. Nhiễm điện do cọ xát:

Khi thanh thuỷ tinh cọ xát với lụa thì có một số electron di chuyển từ thuỷ tinh sang lụa nên thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điện âm.

b. Nhiễm điện do tiếp xúc:

Khi thanh kim loại trung hoà điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự di chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại nên thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.

c. Nhiễm điện do hưởng ứng:

Thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa quả cầu nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với quả cầu.

Thảo luận

-- giải thích giống google kiểu lớp 11 mà tui mới lớp 10 k hỉu
-- ngắn hơn nè.mọi vật đều có electron và proton, chắc bạn biết cấu tạo rồi há. Khi cọ xát, tiếp xúc,... Tức là làm nóng vật thể, các eléctron sẽ chạy hổn loạn lúc này tạo nhiều lổ trống- các electron bật ra vật thể tạo ra nguồn điện bé tẹo teo.
-- okok
-- bạn hiểu chưa
-- hiểu rồi
-- nhưng câu này đc điểm miệng đấy
-- trả lời như vậy liệu có đc 9đ
-- tùy theo giáo viên nữa đấy

Lời giải 2 :

VẬN DỤNG THUYẾT ELECTRON ĐỂ GIẢI THÍCH 3 LOẠI NHIỄM ĐIỆN

1. Nhiễm điện do cọ xát

- Khi cọ xát thước nhựa vào vải, do masát và theo thuyết electron một số electron (e) ở bề mặt ngoài cùng của thước nhựa đã dịch chuyển sang bên vải làm thước nhựa nhiễm điện.

- Khi thước nhựa bị nhiễm điện nó có khả năng hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, mẩu gỗ, ...

2. Nhiễm điện do tiếp xúc

- Khi thanh kim loại trung hòa điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện âm, thì một phần trong số electron thừa ở quả cầu sẽ di chuyển sang thanh kim loại => Thanh kim loại cũng thừa electron => Thanh kim loại nhiễm điện âm

- Ngược lại: Nếu thanh kim loại trung hòa về điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện dương, thì một số electron tự do từ thanh kim loại sẽ di chuyển sang quả cầu => Thanh kim loại trở thành thiếu electron => Thanh kim loại nhiễm điện dương

3. Nhiễm điện do hưởng ứng

- Thanh kim loại trung hòa điện đặt gần quả cầu nhiễm điện âm, thì các electron tự do trong thanh kim loại bị đẩy ra xa quả cầu => Đầu thanh kim loại xa quả cầu thừa electron nên nhiễm điện âm, đầu gần quả cầu thiếu electron nên nhiễm điện dương

- Thanh kim loại đặt gần quả cầu nhiễm điện dương, thì electron tự do trong thanh bị hút lại gần quả cầu => Đầu thanh gần quả cầu thừa electron nên nhiễm điện âm, còn đầu kia thiếu electron nên nhiễm điện dương.

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247