Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.
Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.
Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.
Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.
Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!
Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng "W" (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.
Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...
Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt "virus" - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.
Đề bài: Giới thiệu về phích nước
Dàn bài
1.Mở bài: Giới thiệu về phích nước
phích nước là một vật dụng dùng để giữ nước nóng.
2.Thân bài:
1. Nguồn gốc của phích nước: - Phích nước được nhà vật lý học Sir James Dewar phát minh vào năm 1892 - Đây là sản phẩm dược cải tiến nhờ thùng chức nhiệt của Mewton - Vào năm 1904, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức - Hiện nay phích nước có nhiều loại và kiểu dáng, mẫu mã khác nhau
2. Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.
3. Cấu tạo:
Vỏ của bình thủy được làm bằng sắt hoặc làm bằng nhựa có những trang trí đẹp mắt.
Nắp bình thủy làm bằng nhôm hoặc bằng nhựa.
Nút để đậy thường bằng bấc hoặc bằng nhựa.
Ruột bình làm bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ của nước luôn nóng.
4. Sử dụng:
Ruột bình là bộ phận quan trọng nhất. Vì thế, khi mua bình thủy ta nên mang nó ra ngoài ánh sáng để quan sát. Nhìn suốt từ trên miệng xuống dưới đáy bình, ta có thể thấy những đốm sáng màu tím ở chỗ van hút khí. Nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí càng tốt và như vậy, sẽ giữ nhiệt được lâu hơn.
Bình thủy mới mua về không nên đổ nước nóng vào ngay vì ruột bình thủy đang lạnh mà gặp nóng đột ngột rất dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng từ 50_ 60 độ C vào trước 30 phút rồi sau đó mới rót nước nóng vào.
5. Bảo quản:
Khi bình đã dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện các vết cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong bình một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy sạch hết.
Nếu ta muốn bình giữ được nước sôi lâu hơn, khi đổ nước vào bình, ta chớ rót thật đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút bình vì hệ số truyền nhiệt của nứơc lớn hơn khôn khí gần 4 lần. Cho nên, nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ bình nhờ môi giới của nước.. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
3.Kết bài: Tác dụng của bình thủy.
Bình thủy là một vật dụng rất cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247