– Ngày 8/1/1949, các nước Liên Xô, Ba Lan, Anbani, Bungary, Hungary, Rumani, Tiệp khắc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Liên Xô giữ vai trò quyêt định trong khối này. Năm 1950 thêm Cộng hoà dân chủ Đức, 1978 Việt Nam tham gia khối này.
– Mục tiêu: tăng cường hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
– Thành tựu: Sau hơn 20 năm hoạt động, đến nửa đầu những năm 70, tốc độ sản xuất công nghiệp các nước trong khối SEV đã tăng 10%, sản xuất đạt 33% thế giới.
– Hạn chế: khép kín, không hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới; chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ; sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu, bao cấp.
– Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ngày 28/6/1991, khối SEV ngừng hoạt động.
– Ý nghĩa:
Thông qua việc hợp tác, tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của các nước thành viên.
Củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy lùi các âm mưu chống phá của chủ nghĩa tư bản, không ngừng giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới và góp phần giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới.
2. Quan hệ chính trị – quân sự
– Ngày 14/5/1955, tại cuộc họp ở Vácsava, các nước Anbani, Balan, Bungary, Cộng hoà dân chủ Đức, Hungary, Liên Xô, Rumani và Tiệp khắc kí hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ, đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ.
– Mục tiêu: chống lại âm mưu của Mĩ và phương Tây muốn tiêu diệt phe xã hội chủ nghĩa.
– Ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh ở châu Âu và thế giới, tạo nên thế cân bằng về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trở thành một đối trọng với NATO.
Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
1. Quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật:
– Ngày 8/1/1949, các nước Liên Xô, Ba Lan, Anbani, Bungary, Hungary, Rumani, Tiệp khắc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Liên Xô giữ vai trò quyêt định trong khối này. Năm 1950 thêm Cộng hoà dân chủ Đức, 1978 Việt Nam tham gia khối này.
– Mục tiêu: tăng cường hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
– Thành tựu: Sau hơn 20 năm hoạt động, đến nửa đầu những năm 70, tốc độ sản xuất công nghiệp các nước trong khối SEV đã tăng 10%, sản xuất đạt 33% thế giới.
– Hạn chế: khép kín, không hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới; chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ; sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu, bao cấp.
– Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ngày 28/6/1991, khối SEV ngừng hoạt động.
– Ý nghĩa:
Thông qua việc hợp tác, tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của các nước thành viên.
Củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy lùi các âm mưu chống phá của chủ nghĩa tư bản, không ngừng giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới và góp phần giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới.
2. Quan hệ chính trị – quân sự
– Ngày 14/5/1955, tại cuộc họp ở Vácsava, các nước Anbani, Balan, Bungary, Cộng hoà dân chủ Đức, Hungary, Liên Xô, Rumani và Tiệp khắc kí hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ, đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ.
– Mục tiêu: chống lại âm mưu của Mĩ và phương Tây muốn tiêu diệt phe xã hội chủ nghĩa.
– Ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh ở châu Âu và thế giới, tạo nên thế cân bằng về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trở thành một đối trọng với NATO.
IV. Liên bang Nga trong thời gian 1991 – 2000
– Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
– Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng.
– Về kinh tế:
Trước năm 1996: Việc tư nhân hoá đã làm cho nền kinh tế Nga trở nên rối loạn. Sản xuất công nghiệp năm 1992 giảm xuống còn 20%. Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP luôn là số âm.
Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi, năm 1997 đạt tăng trưởng kinh tế 0,5%, năm 2000 là 9%.
– Về chính trị:
Hiến pháp 1993, quy định Liên bang Nga theo chế độ Tổng thống Liên bang.
Từ năm 1992 – 1999, Tổng thống Enxin, nước Nga đứng trước hai thử thách lớn. Một là tình trạng không ổn định về chính trị, tranh chấp giữa các đảng phái. Hai là những cuộc xung đột sắc tộc (Trecxia…).
Từ năm 2000, V.Putin làm Tổng thống , nhà nước pháp quyền được củng cố, tình hình xã hội ổn định; nhưng vẫn đứng trước thử thách lớn: xu hướng li khai và nạn khủng bố…
– Về đối ngoại:
Trong những năm 1992 – 1993, nước Nga theo đuổi chính sách “định hướng Đại Tây Dương” – ngả về phương Tây, hi vọng nhận sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga đã không đạt kết quả như mong muốn.
Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu – Á”, trong khi tranh thủ phương Tây, vẫn khôi phục và phát triển mối quan hệ với châu Á (một số nước trong SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN).
– Từ năm 2000, chính quyền của Tổng thống V.Putin đã đưa Liên bang Nga dần thoát khỏi khó khăn và khủng hoảng, kinh tế hồi phục và phát triển; chính trị, xã hội ổn định và địa vị quốc tế được nâng cao để trở lại vị thế một cường quốc Âu – Á.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247