I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Chính Hữu và Phạm Tiến Duật
+ Chính Hữu là nhà thơ quân đội, thành công với đề tài người lính và chiến tranh. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, ngôn ngữ chọn lọc, hình ảnh hàm súc.
+ Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thường thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng người lính và cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Giới thiệu tác phẩm: "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
+ Bài thơ "Đồng chí" được tác giả viết năm 1948, sau khi Chính Hữu cũng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, được in trong tập "Đầu súng trăng treo".
+ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một trong những bài tiêu biểu cho phong cách thơ hóm hỉnh, sôi nổi, ngang tàng của Phạm Tiến Duật.
- Giới thiệu khái quát về hai đoạn văn
B. Thân bài
1. Khổ thơ đầu: bài thơ "Đồng chí"
- Ba câu thơ kết bài thơ "Đồng chí" là biểu tượng đẹp về tình đồng chí, đồng đội:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"
+ Trong thời gian "đêm nay" cụ thể, trong không gian lạnh giá, khắc nghiệt "rừng hoang sương muối", những người lính chờ giặc trong tư thế chủ động.
+ Từ "bên" cho thấy sự gắn kết trọn vẹn. Phải chăng, chính tình đồng chí đã sưởi ấm lòng những người lính, giúp họ vượt lên trên sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn khốc của chiến tranh?
- Vẻ đẹp của tình đồng chí tỏa sáng bất ngờ, độc đáo trong câu thơ kết:
"Đầu súng trăng treo"
=> Câu thơ bốn chữ, nhịp 2/2 cân đối, vừa gợi ra nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát.
2. Khổ thơ sau: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
- Có thể nói hình ảnh người lính lái xe đã được Phạm Tiến Duật hiện hết sức chân thực.
+ Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện ở cụ thể và sinh động của cuộc sống, cuộc chiến đấu. Thể thơ tự do, dài ngắn khác nhau, vần gieo ở tiếng ca cùng của dòng thơ.
+ Giọng điệu và cách tổ chức ngôn ngữ của tác giả rất độc đáo.
+ Lời thơ với lời nói thường, lời đối thoại ngắn gọn, có vẻ ngang tàng, sôi nổi của tuổi trẻ dũng cảm, bất chấp những nguy hiểm, khó khăn. Tất cả đã làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính trong những nề kháng chiến chống Mĩ: Họ trẻ trung, ngang tàng, hóm hỉnh.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm
II, Bài văn tham khảo
Viết về tình đồng chí, đồng đội và phong thái lạc quan, dũng cảm của người lính đã có biết bao nhà thơ, nhà văn dệt nên những bức tranh vô cùng độc đáo. Nhưng có lẽ để lại dấu ấn đậm sâu nhất trong lòng người đọc là bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Trong mạch cảm xúc của hai bài thơ ấy, hình ảnh của những người lính với bản lĩnh vững vàng và trái tim yêu nước nồng nàn đã được hiện lên qua những vần thơ "Đêm nay..." và "Không có...".
Chính Hữu là nhà thơ quân đội, thành công với đề tài người lính và chiến tranh. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, ngôn ngữ chọn lọc, hình ảnh hàm súc. Bài thơ "Đồng chí" được tác giả viết năm 1948, sau khi Chính Hữu cũng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, được in trong tập "Đầu súng trăng treo". Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thường thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng người lính và cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một trong những bài tiêu biểu cho phong cách thơ hóm hỉnh, sôi nổi, ngang tàng của ông.
Trước hết, ba câu thơ kết bài thơ "Đồng chí" là biểu tượng đẹp về tình đồng chí, đồng đội:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"
Trong thời gian "đêm nay" cụ thể, trong không gian lạnh giá, khắc nghiệt "rừng hoang sương muối", những người lính chờ giặc trong tư thế chủ động. Từ "bên" cho thấy sự gắn kết trọn vẹn. Phải chăng, chính tình đồng chí đã sưởi ấm lòng những người lính, giúp họ vượt lên trên sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn khốc của chiến tranh? Vẻ đẹp của tình đồng chí tỏa sáng bất ngờ, độc đáo trong câu thơ kết:
"Đầu súng trăng treo"
Câu thơ bốn chữ, nhịp 2/2 cân đối, vừa gợi ra nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát. Câu thơ trước hết có ý nghĩa hiện thực: Trong rừng đêm hoang lạnh, những người lính vẫn khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời, nơi có vầng trăng lung linh. Trăng về đêm cứ chếch dần cho đến khi chạm tới đầu mũi súng.
Hình ảnh thơ trên còn mang ý nghĩa lãng mạn. Trăng như treo trên đầu súng gợi ra một vẻ đẹp hư ảo, gần mà xa, thực mà mộng, một không gian bát ngát, lung linh ánh trăng vàng. Trong đêm phục kích chờ giặc, trong giây phút đối diện giữa sự sống và cái chết mà người lính vẫn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng. Tâm hồn người chiến sĩ đã hòa quyện với tâm hồn thi sĩ. Trăng lúc này như một người bạn tri kỉ soi tỏ tình đồng chí giữa những người lính. Súng và trắng còn có ý nghĩa biểu tượng. "Súng" biểu tượng cho sắt thép, lửa đạn chiến tranh. "Trăng" biểu tượng cho hòa bình, hạnh phúc. "Súng và trăng" đã tạo thành một cặp hình ảnh đối lập nhưng thống nhất trong một câu thơ. Nó diễn tả ý nghĩa sâu sắc: bằng sức mạnh của tình đồng chí, những người lính quyết tâm cầm chắc cây súng để bảo vệ đất nước. Có thể nói, đây là hình ảnh thơ đẹp nhất ca ngợi tình đồng chí, ca ngợi hình ảnh anh bộ đội cụ hồ thời kháng chiến chống Pháp. "Đầu súng trăng treo" là nhãn tự của bài thơ. Có lẽ vì vậy, Chính Hữu đã lấy hình ảnh thơ này để làm tựa đề cho tập thơ của mình.
Hơn hết, khi đến với những vần thơ trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật, ta như hòa mình vào tinh thần lạc quan, ung dung cùng lòng yêu nước nồng nàn của những người chiến sĩ:
"Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Có thể nói hình ảnh người lính lái xe đã được Phạm Tiến Duật hiện hết sức chân thực. Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện ở cụ thể và sinh động của cuộc sống, cuộc chiến đấu. Thể thơ tự do, dài ngắn khác nhau, vần gieo ở tiếng ca cùng của dòng thơ. Giọng điệu và cách tổ chức ngôn ngữ của tác giả rất độc đáo. Lời thơ với lời nói thường, lời đối thoại ngắn gọn, có vẻ ngang tàng, sôi nổi của tuổi trẻ dũng cảm, bất chấp những nguy hiểm, khó khăn. Tất cả đã làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính trong những nề kháng chiến chống Mĩ: Họ trẻ trung, ngang tàng, hóm hỉnh. Trong gian khổ, hiểm nghèo, họ vẫn hiên ngang can trường, chắc tay lái, đưa xe ra tiền tuyến. Và hơn thế nữa, họ mang một trái tim tuổi trẻ sôi nổi nhiệt tình, tất cả vì miền Nam yêu dấu. Vẻ đẹp của họ chính là vẻ đẹ của thế hệ trẻ Việt nam trong những năm tháng hào hùng của dân tộc.
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng song những dòng thơ viết từ trái tim của nhà thơ - người chiến sĩ vẫn còn làm xao động tâm hồn người đọc mọi thế hệ. Chúng ta hiểu rằng, lịch sử không viết bằng giấy mực thông thường mà bằng nước mắt và xương máu của bao thế hệ cha anh và trên những trang viết ấy, có dấu bánh xe lăn của những chiếc xe không kính can trường, có phập phồng nhịp đập của trái tim những con người nhận thấy "Đường ra trận mùa này đẹp lắm!"
Đồng chí
Ba câu thơ cuối đã tạo nên bức họa tuyệt đẹp về tình đồng đội, đồng chí cùng nhau chiến đấu trên một chiến hào chờ giặc tới.
" Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
Trên phông nền thiên nhiên hùng vĩ nhưng đầy khắc nghiệt, đêm khuya thanh vắng,sương muối phủ trắng rừng hoang vu hẻo lánh, thời tiết mùa đông lạnh buốt. Thế nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới, họ sát cánh kề vai nhau chiến đấu vs kẻ thù. Hình ảnh thơ đẹp nhất khép lại ở cuối câu thơ: "Đầu súng trăng treo". Trong những đêm phục kích chờ giặc, có một người bạn thứ ba đồng hành với họ đó là hình ảnh "vầng trăng". Hình ảnh trăng chông chênh bát ngát trên nền trời, rồi trăng cứ xuống thấp dần như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm như thế, trăng là một người bạn vô cùng thân thiết với họ. Súng - biểu tượng hiện thực khốc liệt của chiến tranh gian khổ, trăng - vẻ đẹp dịu mát đầy thơ mộng. Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ, là thi sĩ, hiện thực và lãng mạn. Ba hình ảnh thơ: súng - trăng - chiến sĩ - thi sĩ gắn kết hài hòa với nhau tạo nên nét đẹp của tình đồng chí cao cả thiêng liêng không thế tách rời. Câu thơ như một nhãn tự của toàn bài, là kết tinh, làm bừng sáng lên tình cảm, bức tranh về tình đồng đội vô cùng thiêng liêng, đẹp đẽ.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
" Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
Diễn tả hiện thực khốc liệt của chiến tranh tàn phá dự dội nhưng sức mạnh tinh thần đã giúp những người lính vượt qua mưa bom bão đạn, hiểm nguy là lòng yêu nước, tất cả chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Vì mưa bom bão đạn, những chiếc xe không kính nay càng trở nên hư hại, bị tàn phá, méo mó hơn, vật chất ngày càng thiếu thốn. Điệp ngữ "không có " liệt kê " Không kính, không đèn, không mui, thùng xước " cho thấy sự mất mát hi sinh chồng chất, nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi, mức độ ác liệt của chiến tranh. Đối lập với cái "không có " ở trên: vật chất thiếu thốn, tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam là có một trái tim. Hình ảnh hoán dụ " trái tim " thể hiện sức mạnh chiến đấu anh dũng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí, lòng yêu nước cao độ sục sôi của những người lính lái xe Trường Sơn. Họ đã chiến đấu hi sinh tất cả vì miền Nam thân yêu, giải phóng thống nhất Tổ quốc. Đó là trái tim can trường, vững chắc tay lái của người lính đã làm nên những chiến công oanh liệt, vang dội của một thời đại anh hùng
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247