Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 ĐỀ LUYỆN SỐ 1 Phần I: (4 điểm) Cho đoạn...

ĐỀ LUYỆN SỐ 1 Phần I: (4 điểm) Cho đoạn trích sau: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông

Câu hỏi :

ĐỀ LUYỆN SỐ 1 Phần I: (4 điểm) Cho đoạn trích sau: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe bên ngoài…” Câu 1: Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Câu 2: Chỉ ra những từ láy tượng thanh có trong đoạn trích. Những từ láy đó đã giúp bộc lộ tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nào? Tại sao ông Hai lại có tâm trạng đó? Câu 3: Truyện ngắn “Làng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân, đã tạo một dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi giới thiệu về tác phẩm này. Phần II: (6 điểm) Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau: “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Trích Truyện Kiều) Câu 1: Từ “thiều quang” trong đoan trích trên có nghĩa là gì? Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào? Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ. Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ chú. (Gạch chân và chú thích rõ) ĐỀ LUYỆN SỐ 2 Phần I: (6 điểm) Cho đoạn trích sau: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo … Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à ? - Gì ? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn … Ông lão gắt lên: - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.” (Trích Làng – Kim Lân) Câu 1: Dấu chấm lửng trong câu “Tôi thấy người ta đồn …” có tác dụng gì? Sự việc mà bà Hai nghe “người ta đồn” là sự việc nào? Câu 2: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Câu 3: Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gì? Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp phân tích tâm trạng ông Hai kể từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép nối liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II: (4 điểm) Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng.” Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì ? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn) Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân? Câu 3: Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay ĐỀ LUYỆN SỐ 6 Phần I: (4 điểm) Mở đầu bài thơ”Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” Câu 1: Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Chép chính xác khổ thơ đó. Các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào? Câu 2: Bài thơ gợi nhắc và củng cố thái độ nào ở người đọc? Câu 3: Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí của dân tộc, hãy viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân dành cho đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông từ trần (tháng 10 – 2013). Phần II: (6 điểm) Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người đã làm nên bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng CNXH. Câu 1: Nhận xét trên nói về bài thơ nào ? Ai là tác giả? Câu 2: Trong bài thơ em vừa nêu có nhiều từ “hát” khiến cả bài thơ như một khúc tráng ca. Đó là khúc ca gì và tác giả thay lời ai? Chép chính xác câu thơ có từ “hát” được dùng nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ và nêu tác dụng?

Lời giải 1 :

ĐỀ LUYỆN SỐ 1:

PHẦN I:

Câu 1:

Đoạn trích trên trích trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.

Câu 2:

Từ láy tượng thanh: léo xéo, lào xào, thình thịch

Tác dụng: diễn tả sinh động, biểu cảm và ấn tượng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng mình theo Tây. Tâm trạng lo lắng, bồn chồn tột độ của ông Hai đã thể hiện được tâm trạng đấu tranh tâm lý dữ dội của nhân vật.

Câu 3:

Tác giả Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn. 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim). Tác phẩm chính của ông bao gồm: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê- những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là những "thú đồng quê", "phong lưu đồng ruộng" như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,... Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ- những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê VN thiếu thốn, nghèo khổ mà yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. 2001, Kim Lân được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện đã thể hiện được tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư cảm động và sâu sắc thông qua nhân vật ông Hai. Truyện đã xây dựng thành công tình huống truyện, đưa nhân vật vào tình huống đặc sắc, để từ đó bộc lộ sự đấu tranh tâm trạng dữ dội, cùng với đó là độc thoại nội tâm đặc sắc và nghệ thuật miêu tả tâm lý và nhân vật. Ông Hai là người rất yêu làng, luôn tự hào về truyền thống đánh giặc của làng Chợ Dầu, nay lại nghe tin làng theo Tây phản cách mạng. Dù đau đớn nhưng ông vẫn chọn theo cách mạng, theo cụ Hồ. Đây là điểm mới trong tình yêu làng, tình yêu cách mạng của người nông dân trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp mà tác giả muốn truyền tải.

PHẦN II

1, 

"Thiều quang" có nghĩa là ánh sáng đẹp, tức ánh sáng ngày xuân

2,

Phép đảo ngữ ở cụm từ "trắng điểm một vài bông hoa". Tác dụng: nhấn mạnh sự căng tràn sức sống, sống động và tươi mới của hoa lê trắng trên nền cỏ xanh. Từ đó, ta thấy được bức tranh thiên nhiên ngày xuân căng tràn sức sống, sống động và tinh khôi. Nó không đơn thuần là bức tranh tả cảnh bình thường mà tả sức sống căng tràn của thiên nhiên mùa xuân

3.

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Hai câu thơ được trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. 

Phép đảo ngữ trong hai câu thơ đều được thể hiện bằng việc đảo động từ "Mọc", "điểm" để diễn tả vẻ đẹp căng tràn đầy sức sống của thiên nhiên mùa xuân.

Về điểm khác nhau, phép đảo ngữ trong các câu thơ miêu tả thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ Cảnh ngày xuân đã miêu tả được vẻ đẹp tinh khôi của những bông hoa lê trắng trên thảm cỏ xanh. Phép đảo ngữ trong các câu thơ miêu tả thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã miêu tả được điểm nhấn của bức tranh mùa xuân đó là hình ảnh của bông hoa mọc bên dòng sông tươi đẹp

Câu 4:

Bốn câu thơ đầu trong bài thơ Cảnh ngày xuân đã diễn tả được vẻ đẹp căng tràn sức sống của bức tranh thiên nhiên mùa xuân khi chị em Thúy Kiều đi trẩy hội. Thật vậy, câu thơ đầu tiên "Ngày xuân con én đưa thoi" có hình ảnh én đưa thoi đặc sắc. Hình ảnh những đàn chim én bay lượn trên bầu trời nhanh như thoi vừa diễn tả được hình ảnh tả thực trên nền trời mùa xuân mà còn diễn tả được sự trôi chảy nhanh chóng của dòng thời gian mùa xuân. Hình ảnh "thiều quang" có nghĩa là ánh sáng đẹp, tức ánh sáng ngày xuân, từ đó câu thơ miêu tả sự tinh khôi, trong sáng của bức tranh mùa xuân tràn ngập ánh sáng. Cụm từ "chín chục đã ngoài sáu mươi" miêu tả những ngày xuân đã đi đến hồi kết, 90 ngày xuân - khoảng thời gian ba tháng mùa xuân, nay đã quá 60 ngày. Hai câu thơ tiếp theo miêu tả khung cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp và căng tràn sức sống. Hình ảnh "Cỏ non xanh rợn chân trời" đã vẽ ra thảm cỏ mùa xuân tươi đẹp, rộng lớn bao la như kéo dài đến tận chân trời. Từ "rợn" là từ đặc sắc, thể hiện sự tài hoa trong việc lựa chọn từ ngữ của nhà thơ, mang đến sắc thái biểu cảm của nhà thơ khi miêu tả thảm cỏ. Phép đảo ngữ ở cụm từ "trắng điểm một vài bông hoa". Tác dụng của phép đảo ngữ đó là nhấn mạnh sự căng tràn sức sống, sống động và tươi mới của hoa lê trắng trên nền cỏ xanh. Từ đó, ta thấy được bức tranh thiên nhiên ngày xuân căng tràn sức sống, sống động và tinh khôi. Nó không đơn thuần là bức tranh tả cảnh bình thường mà tả sức sống căng tràn của thiên nhiên mùa xuân. 

*** câu ghép và thành phần biệt lập phụ chú được in đậm

ĐỀ LUYỆN SỐ 2:

1, Dấu chấm lửng trong câu văn có tác dụng thể hiện sự ngập ngừng, khó nói trong lời mà bà Hai sắp nói với ông Hai vì bà biết tin tức về làng Chợ Dầu theo Tây là tin mà ông không muốn nghe và cảm thấy rất buồn và cũng vì bà chưa kịp nói hết thì ông Hai đã ngắt lời nên để dấu chấm lửng chính là để biểu hiện cho việc câu nói của bà Hai vẫn còn dang dở.

2, Đoạn trích nằm ở tình huống đó là ông Hai nghe được tin tức làng theo Tây, phản cách mạng và cảm thấy tràn trề thất vọng và buồn tủi

Ý nghĩa của tình huống này đó là đặt nhân vật vào một tình huống khó xử, dù ông rất yêu làng nhưng nay lại nghe thấy tin làng mình theo Tây, để từ đó thể hiện sự đấu tranh giằng xé trong nội tâm của nhân vật cũng như thể hiện được điểm mới trong nội tâm của nhân vật, thể hiện được điểm mới trong tình yêu làng nước của người nông dân. 

3,

Phương châm lịch sự bị vi phạm qua câu "Gì? Biết rồi!"

Những lời nói cụt lủn và chặn ngang lời bà Hai nói của ông Hai đã thể hiện được sự đau xót của ông Hai vì ông đã biết tin tức đó từ trước rồi. Nay ông đang quá đau xót và cảm thấy sững sờ nên chẳng muốn nghe thêm nữa

4,

Trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, tâm trạng của nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây đã được thể hiện vô cùng chân thực và sinh động. Thật vậy, sau khi nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo Tây, ông Hai đã có tâm trạng đau xót, thất vọng và đau khổ đến tột cùng. Những hình ảnh, chi tiết miêu tả sự đau xót, bàng hoàng và chua xót của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng mình trở thành Việt gian đó là: cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, rặn è è, giọng lạc hẳn đi. Sau đó, vì quá sốc và cảm thấy đau khổ trước tin tức ấy mà ông lão đánh trống lảng và trở về nhà sớm. Tâm trạng của ông Hai tiếp theo chuyển sang sự xấu hổ và chua xót, ông bắt đầu lo lắng khi bà chủ nhà sẽ không cho những người làng Chợ Dầu như ông được ở lại nữa. Sau đó, tâm trạng của ông chuyển sang đau khổ và chua xót, ông bắt đầu khóc. Những giọt nước mắt của ông thể hiện sự chua xót và đau đớn đến tột cùng trước tin tức ấy. Vì tình yêu làng của ông quá lớn, ông luôn tin tưởng và tự hào về tinh thần kháng chiến của làng mình, nay nghe được sự tình ấy, ông thực sự cảm thấy quá đau đớn. Cuộc đối thoại của ông và bà Hai đã thể hiện được sự đau khổ của ông. Những lời nói cụt lủn và chặn ngang lời bà Hai nói của ông Hai đã thể hiện được sự đau xót của ông Hai vì ông đã biết tin tức đó từ trước rồi. Nay ông đang quá đau xót và cảm thấy sững sờ nên chẳng muốn nghe thêm nữa. Cuộc đối thoại với thằng con út của ông làm những giọt nước mắt của ông cứ giàn giụa mãi, ông thề nguyện lòng trung thành của mình với cụ Hồ, với kháng chiến và với cách mạng. Việc đặt nhân vật vào tình huống khó xử để thể hiện được tâm trạng giằng xé và khổ đau của nhân vật ông Hai như vậy có tác dụng thể hiện sự giằng xé trong nội tâm nhân vật vô cùng tài tình của tác giả. Tóm lại, văn bản đã thể hiện được tâm trạng giằng xé đau đớn đến tột cùng của nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng ông theo Tây, phản cách mạng

******* câu bị động và phép nối được in đậm

PHẦN II

1, 

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Khổ thơ đã diễn tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển và những người lao động đang trong cuộc hành trình đánh bắt cá của mình

2,

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ "lái gió, buồm trăng". Tác dụng: thể hiện khung cảnh lãng mạn, trữ tình và phiêu lãng cùng thiên nhiên của những người dân lao động đang đánh cá ngoài khơi. Hành trình của họ có ngọn gió và ánh trăng ngập tràn lãng mạn đồng hành cùng họ. Những ngư dân hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn, khí thế cùng với thiên nhiên trên biển cả

3,

Hình ảnh của những người ngư dân bám biển vẫn luôn là những người lao động chân chính để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đầu tiên, em thấy được họ là những người lao động chân chính, chăm chỉ bám biển ra khơi và kiên trì với hành trình ra khơi hàng ngày của mình. Họ ra khơi để mưu sinh, để bám trụ với biển, để đem về những mẻ cá nuôi sống gia đình và bản thân. Họ mang trong mình vẻ đẹp, phẩm chất lao động chăm chỉ, bình dị. Theo năm tháng thời gian, họ mang theo tình yêu biển cả, tinh thần lao động hăng say và vẻ đẹp của lao động chất phác. Họ mang hương vị của biển cả, của năm tháng lao động. Chẳng những thế, những ngư dân bám biển bình dị còn là những người đóng góp phần lớn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng cùng những người lính hải đảo. Những ngư dân mang trên mình vẻ đẹp lao động, chăm chỉ lao động mưu sinh, lạc quan trước cuộc sống còn nhiều những khó khăn và yêu lao động. Ở những ngư dân, em còn thấy được tinh thần lạc quan và hăng say lao động. Tóm lại, những ngư dân ở mọi thời điểm luôn thể hiện vẻ đẹp của sự lao động hăng say, chăm chỉ, bình dị và yêu lao động.

ĐỀ LUYỆN 6

1, 

"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng"

Hình ảnh "đồng, bể, rừng" ở khổ thơ thứ nhất là hình ảnh thiên nhiên bình dị trong quá khứ mà những người lính từng sống trong đó. Hình ảnh "đồng, bể, rừng" ở khổ thơ sau này là hình ảnh thiên nhiên ùa về trong hồi ức trong thời điểm hiện tại của nhân vật trữ tình

2,

Bài thơ truyền tải bài học về tinh thần uống nước nhớ nguồn và thái độ sống ân nghĩa thủy chung, nghĩa tình của con người

3,

Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tháng 10 năm 2013 là một sự mất mát to lớn khôn cùng của đất nước, đồng bào và nhân dân Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những người có công lao to lớn, có tầm ảnh hưởng to lớn đến lịch sử dân tộc Việt Nam, đem đến sự giải phóng và độc tập tự do của nhân dân Việt Nam. Sự ra đi của Đại tướng đã làm cho toàn thể nhân dân cảm thấy bàng hoàng và sững sờ, đau xót tột cùng. Biết bao những người dân đã thể hiện tình cảm và sự đau xót của mình đối với Đại tướng và gia đình của Đại tướng. Hàn triệu trái tim của người dân đau xót, hướng về Đại tướng bằng tất cả tình cảm thương yêu. Biết bao phương tiện truyền thông và truyền hình trực tiếp về tang lễ của Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi đã để lại sự đau xót và mất mát tột cùng cho người dân, sự đau khổ ấy có thể được đong đếm bằng sông sâu biển rộng. Tóm lại, tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Đại tướng được thể hiện bằng sự đau xót tột cùng khi ông từ trần

PHẦN II

1, Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, tác giả Huy Cận

2. "Hát rằng cá bạc biển Đông lặng"

Đó là khúc ca lao động hăng say, thể hiện tình yêu lao động và lạc quan, yêu thiên nhiên và tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Tác giả thay lời ngư dân.

"Hát rằng cá bạc biển Đông lặng"

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh "cá bạc, biển Đông lặng". Tác dụng: thể hiện ước mơ, hy vọng về việc đánh bắt những mẻ cá tươi rói và niềm tin vào tương lai những chuyến đi biển bình yên, hạnh phúc, ấm no.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đề 1

Phần I.

Câu 1:

- Tác phẩm: "Làng"

- Tác giả: Kim Lân

Câu 2:

- Đoạn trích trên có 3 từ láy tượng thanh:"léo xéo", "lào xào", "thình thịch".

- Tác dụng: bộc lộ tâm trạng của ông Hai: căng thằng, lo lắng, sợ hãi đến mức ám ảnh (tiếng động trong đêm càng tô đậm nỗi sợ trong lòng ông Hai).

⇒ Ông Hai rơi vào tâm trạng đó là do ông không muốn mụ chủ nhà biết chuyện làng Chợ Dầu của ông Việt gian.

Câu 3:

Tác phẩm Làng ra đời đầu thời kì chông Pháp năm 1948. Làng kể về nhân vật có tên là ông Hai. Ông Hai vô cùng yêu cái làng Chợ Dầu của mình, vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc, mặc dù tuổi ông đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình neo đơn, ông buộc phải cùng gia đình tản cư lên thị trấn Hiệp Hoà, đi đến đâu ông cùng hồ hởi khoe với mọi người cái làng của mình. Thế rồi một hôm, ông nghe tin sét đánh là làng Chợ Dầu đã theo giặc. Ông cảm thấy vô cùng đau khổ và gia đình ông có thể lâm vào tình cảnh mất nơi ở. Đến khi nghe tin cải chính làng của ông là làng kháng chiến thì ông vô cùng sung sướng, ông đi khoe củi nhà của ông bị đốt hết trong niềm tự hào, sung sướng. Vậy đó, với cốt truyện thật đơn giản, ít nhân vật, tuy nhiên lại có sự đỉnh điểm rồi cởi nút rất dễ dàng. Truyện ngắn Làng bao hàm một giá trị nội dung vô cùng sâu sắc. Thông qua nhân vật ông Hai, một con người vô cùng yêu làng quê của mình, khi nghe tin làng theo giặc, ông tỏ thái độ vô cùng bất ngờ, đau đớn, tâm trạng mâu thuẫn. Từ lúc đó trở đi, ông không ra khỏi nhà, gia đình ông im lặng và tràn ngập nỗi buồn. Nhà văn Kim Lân thật tài tình khi xây dựng tình huống truyện để bộc lộ nội tâm nhân vật. Để có được nội dung câu truyện sâu sắc ấy, Kim Lân đã tạo ra những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc như độc thoại, ngôi kể, điếm nhìn của người kể, những mâu thuẫn nội tâm, đối thoại, miêu tả dáng người để từ đó bộc lộ tình cảm.

Phần II.

Câu 1:

- Từ " thiều quang" trong đoạn trích có nghĩa là ánh sáng đẹp.

Câu 2:

- Phép đảo ngữ ở câu thơ:" trắng điểm một vài bông hoa."

- Bằng nghệ thuật đảo ngữ, tác giả đã nhấn mạnh sắc trắng của hoa lê. Bức tranh không chỉ có màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy,  một sắc xuân tràn đầy sức sống, một sắc xuân tươi trẻ, mới mẻ và sống động,  một vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, mới mẻ, tươi tắn, tinh khôi.

Câu 3:

- Đó là câu thơ trong bài " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.

"Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếc"- So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

+ Ở Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã đảo tính từ " trắng" lên đầu câu, khiín cho tính từ trở nên " động từ hóa", sắc trắng như lan tỏa, tô điểm vào không gian.

+ Ở Mùa xuân nho nhỏ, động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân.

Câu 4:

Chỉ với bốn câu thơ, Nguyễn Du đã vẽ lên trước mặt người đọc bức tranh thiên nhiên mùa xuân - bức tranh với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, mới mẻ, tươi tắn, tinh khôi và tràn đầy sức sống.  Hai câu thơ mở đầu với những hình ảnh gần gũi, giản dị như “con én”, “ thiều quang” đưa ta trở về với một mùa xuân truyền thống dân tộc, một nét xuân đã ăn sâu trong tiềm thức bao người.Thông qua bút pháp ẩn dụ tinh tế “ con én đưa thoi” nhà thơ đã thể hiện ngụ ý thời gian trôi qua rất nhanh, nay “đã ngoài sáu mươi”. Nguyễn Du cũng  đã rất tinh tế khi miêu tả mùa xuân qua những đường nét, hình ảnh và ánh sáng, ánh “thiều quang” làm cho bức tranh xuân thêm ấm áp, gợi lên khí trời mùa xuân tươi sáng, rộng lớn, mênh mông. Và trên nền trời ấy là hình ảnh những chú chim én đang bay lượn, chao liệng như thoi đưa, đông đúc và nhịp nhàng. Sang đến những câu thơ tiếp theo, người đọc mới thật sự cảm nhận được vẻ tinh khôn, mơn mởn của bức tranh xuân. Vẻ đẹp của mùa xuân trong sáng, mới mẻ và tinh khôi đó đã được nhà thơ khắc họa qua những hình ảnh chấm phá độc đáo “ cỏ non xanh” , “ cành lê trắng”. Những hình ảnh ấy gợi tả nên một sắc xuân tràn đầy sức sống, một sắc xuân tươi trẻ, mới mẻ và sống động.  Bao trùm lên không gian rộng lớn, vô cùng, vô tận là màu xanh non của cỏ, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống. Màu xanh ấy làm nền cho bức tranh mùa xuân.Với nghệ thuật đảo ngữ, nhà thơ đã làm cho màu trắng của hoa lê càng thêm sống động và nổi bật trên cái nền màu xanh bất tận của đất trời cuối xuân.Việc hòa phối giữa màu xanh của cỏ non “cỏ non xanh tận chân trời” với màu trắng của cành lê “ cành lên trắng điểm” , Nguyễn Du- một bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ đã khắc họa nên hình ảnh một mùa xuân với vẻ đẹp hoàn thiện và trọn vẹn. Qua đó, ta cũng cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế, lãng mạn của thi nhân

- Câu ghép: Nguyễn Du cũng  đã rất tinh tế khi miêu tả mùa xuân qua những đường nét, hình ảnh và ánh sáng, ánh “thiều quang” làm cho bức tranh xuân thêm ấm áp, gợi lên khí trời mùa xuân tươi sáng, rộng lớn, mênh mông.

- Thành phần phụ chú: - bức tranh với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, mới mẻ, tươi tắn, tinh khôi và tràn đầy sức sống.

Đề 2

Phần I.

Câu 1: 

- Tác dụng của dấu chấm lửng: Diễn đạt lời nói bị ngắt quãng (Bà Hai bị Ông Hai ngắt lời)
- Việc bà Hai nghe “người ta đồn”: Là việc làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

Câu 2:

- Vị trí đoạn trích: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống sau khi ông Hai bất ngờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Ý nghĩa: Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để thử thách tình yêu làng, yêu nước sâu sắc ở ông Hai.

Câu 3:

- Phương châm hội thoại bị vi phạm: phương châm về chất và phương châm lịch sự
- Mục đích: bộc lộ diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai(đau khổ, chán chường, thất vọng...) khắc họa tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật.

Câu 4:

Sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc,ông Hai trong vô cùng đau xót. Ông như sụp đổ hoàn toàn và  không tin vào những gì mình vừa nghe thấy. Ông đã phải hỏi lại đến hai lần rằng điều đó có phải là sự thật không. Và khi người ta xác định rõ ràng đó là sự thật rồi thì ông như chết lặng. Nếu như trước đây ông ngẩng cao đầu mà đi,đi để khoe khắp mọi nơi về làng của mình thì giờ đây, ông chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, đi trong sự xấy hổ, bẽ bàng. Cái làng mà ông vẫn luôn tự hào vì có những con người thà chết chứ nhất định không bỏ làng mà đi giờ lại theo Tây ư ? Cái làng Chợ Dầu mà ông vẫn kiêu hãnh kể với người ta giờ lại đổ đốn đến như vậy ư ? Nghĩ đến việc này, lòng ông Hai đau như cắt. Ông mang tâm sự ấy kể với con mình. Ông hỏi con nhưng thực chất là đang nói với lòng mình, dặn mình đinh ninh :" Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù " . Sự quả quyết ấy của ông đã cho thấy ông là người có tình yêu làng sâu đậm, có sự phân biệt rạch ròi giữa phải - trái, đúng - sai. Ông đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng, lấy quốc gia làm trọng đặt trên tình cảm cá nhân. Và rồi khi tin làng được cải chính, ông Hai được sống lại là chính mình. Ông lại đi khắp nơi khoe về làng và thấy thật hạnh phúc vì ngôi làng thân yêu của mình vẫn trong sạch,không vì tư lợi mà bỏ Tổ Quốc theo Tây. Đó là minh chứng rõ ràng nhất về tình yêu làng sâu đạm của người nông dân chất phác ấy.

*Phép nối liên kết: "Ông"

Câu bị động: được gạch chân

Phần II.

Câu 1:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng,Ra đậu dặm xa dò bụng biển,Dàn đan thế trận lưới vây giăng."

- Đoạn thơ là hành trình đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, nói quá qua từ "lái".

- Tác dụng: góp phần khắc họa vẻ đẹp người ngư dân về"

+ Tư thế: lớn lao, kì vĩ ngang tầm thiên nhiên, vũ trụ.

+ Tâm hồn: phóng khoáng, lãng mạn.

Câu 3:

Đánh bắt hải sản trên 2 ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường sa là một việc làm quen thuộc với mỗi ngư dân Việt Nam ngàn đời nay. Mỗi lần ra khơi là họ lại phơi phới niềm tin một mẻ cá bội thu, trời yên biển lặng để chuyến hải hành diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên vươn ra khơi luôn tiềm ẩn những hiểm nguy, may rủi nhưng với quyết tâm vì cuộc sống và vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc họ sẵn sàng đối mặt với thách thức trước đầu sóng ngọn gió. Gian nan nguy hiểm có đứng giữa biển cả mới thấm được nỗi vất vả của người ngư dân. Họ gọi biển là mẹ bởi biển đã cho họ cá tôm và từ họ họ lớn lên nhờ tấm lòng của mẹ biển. Khi kéo một mẻ lưới nặng họ phải làm suốt từ lúc tinh mơ đến chiều tà, phơi mình giữa cái nắng gay gắt, cái hơi gió mặn mà của biển khơi. Tuy nhiên không hẳn lúc nào cũng đánh bắt đc nhiều cá và đó là một sự thất vọng vô cùng lớn mỗi chuyến ra khơi.Không chỉ vậy họ còn đối mặt với dông bão,biển động có thể ập đến bất kỳ lúc nào và đã có không ít con thuyền không bao giờ quay lại đất liền.Trên biển cách đất liến cả trăm hải lý chỉ cần một sự cố nhỏ về sức khỏe cũng có thể cướp đi sinh mạng con người. Nhìn hỉnh ảnh những ngư dân trên biển có lẽ ta sẽ tự hỏi rằng không biết nước biển tự nhiên mặn hay mặn bởi chính mồ hôi nước mắt con người một nắng hai sương đang đổ xuống ngày đêm.

Đề 6

Phần I.

Câu 1:

"Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉ"

- So sánh:

+ Khổ 1: hình ảnh"đồng", "sông", "bể", "rừng" là hình ảnh của thiên nhiên trong hiện thực, là những khoảng không gian ghi dấu kỉ niệm ân tình giữa  còn người và vầng trăng,...

+ Khổ 5: hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" được hiểu theo nghĩa khái quát là kỉ niệm, là quá khứ đầy nghĩa tình giữa người và trăng.

Câu 2:

- Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo. Bài thơ nhắc nhở con người cần biết ơn, trân trọng cội nguồn.
Câu 3:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài có công lớn đối với chiến thắng lịch sử của dân tộc. Ông mất đi để lại biết ba đau xót cho thế hệ những người ở lại. Cả cuộc đời, đại tướng đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp chiến đấu của non sông. Nay ông mất đi làm sao mà dân tộc ta không đau xót cho được. Ngày nghe tin đại tướng mất, cả nước ta vô cùng bàng hoàng và tiếc nuối. Vị  anh hùng lịch sử dân tộc ấy đã mãi mãi ra đi , về với cõi vĩnh hằng. Đất nước đã để tang người chiến sĩ ấy, đồng thời thực hiện di nguyện của ông, đưa ông trở về với vùng đất Quảng Bình nơi ông được sinh ra và lớn lên. Biết bao người dân đổ dồn về buổi thực hiện tang lễ. Họ đến để một lần cuối cùng cúi đầu tạ ơn công lao của người anh hùng,đồng thời tiễn đưa linh cĩu của ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong những ngày đưa tang, không khí buổi lễ diễn ra trang trọng avf tôn nghiêm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người. Biết rằng con người ta không thể trường tồn mãi mãi nhưng chẳng ai có thể khỏi ngậm ngùi trước sự ra đi của vị tướng ấy. Sinh thời, ông đã cống hiến hết mình vì non sông, đất nước, giờ ông mất đi, công lao ấy đáng được ghi nhận. Và  việc cả nước để tang đại  tướng cũng là cách dân tộc ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến công ơn của ông đã bỏ ra cho dân tộc. Sau khi đã hoàn thành tâm nguyện của ông, tất cả mọi người dân trên dải đất hình chữ S ai cũng cảm thấy được yên lòng vì đã một phần nào đó giúp người đã khuất cảm thấy được thảnh thơi. Có thể nói, với những cống hiến vĩ đại của đại tướng Võ Nguyên Giáp , ông xứng đáng được nhân dân suy tôn và ghi nhận.

Phần II.

Câu 1:

- Nhận xét trên nói về bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.

Câu 2:

Đó là khúc ca lao động của người ngư dân thời đại mới. Tác giả đã thay lời người ngư dân hát lên khúc tráng ca này.

- Câu thơ có từ “hát” được dùng nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ là: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi."

- Tác dụng: Tiếng hát tập thể hòa với tiếng sóng, thổi căng cánh buồm. Câu hát thể hiện niềm lạc quan, niềm tin của người lao động về một thành quả bội thu với tinh thần say mê lao động.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247