Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời cầu hoi:...

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời cầu hoi: "Ông lão bông ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không đúng lắm. (...) Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? M

Câu hỏi :

Giúp mình c2, c3 với ạ ( thêm c1 càng tốt nha ).

image

Lời giải 1 :

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. (... )Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?… "

                                 ( Làng, Kim Lân, Theo sách Ngữ văn 9 tập 1, tr 166, NXb Giáo dục Việt Nam)

$\textit{ Câu 1.}$

`->`Từ láy được sử dụng trong đoạn trích:

`+`ngờ ngợ( Từ láy toàn phần): dùng để chỉ thái độ của ông Hai khi còn chưa hoàn toàn tin tưởng vào thông tin làng Chợ Dầu Việt gian, ông vừa nửa tin nửa ngờ.

`+`tan tác( Từ láy bộ phận): chỉ sự chia lìa, rời rạc của một sự vật, trong đoạn trích biểu thị cho sự rời ra, mỗi người một ngả của những người dân làng Chợ Dầu.

$\textit{ Câu 2.}$

`-`Câu nghi vấn trong đoạn trích trên.

`+`Không có lửa làm sao có khói?

`+`Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?

`+`Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?

`+`Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?

`=>` Tác dụng của việc sử dụng câu nghi vấn trong đoạn trích: góp phần khắc họa nội tâm nhân vật ông Hai với nhiều băn khoăn, day dứt và lo lắng. Các câu nghi vẫn được thay phiên nhau để tạo nhịp điệu dồn dập, khắc khoải như những nỗi lo của ông cứ càng chất chồng, ông nửa tin nừa ngờ những thông tin mà mình nghe được, ông lo lắng cho tương lai của gia đình mình rồi  lại lo nghĩ về những người dân làng xa xứ. Tác giả đã khéo léo trong việc sử dụng hàng loạt các câu hỏi nghi vấn để làm nhấn mạnh và làm nổi bật những chuyển biến trong suy nghĩ, tâm tư của ông Hai.

$\textit{ Câu 3.}$

Ông Hai trong tác phẩm Làng được xây dựng lên với một hình tượng một con người chân chất, thật thà và có tình yêu sâu nặng với làng quê của mình. Vì hoàn cảnh nên ông phải tản cư, nhưng trong lòng ông luôn chất chứa nỗi nhớ về làng và luôn dành một tình cảm đặc biệt dành cho mảnh đất này. Chính vì tình yêu thương lớn lao đó, nên khi nghe được tin làng mình theo giặc đã làm cho ông điếng người, ông thất vọng và buồn rầu." Cái cớ sự này" chỉ tin làng Chợ Dầu theo giặc. Đối với một người như ông Hai, người luôn luôn khoe khoang về ngôi làng của mình với một niềm tự hào mãnh liệt, người luôn nhớ nhung làng tha thiết thì cái cớ sự này chẳng khác gì một đòn giáng mạnh vào thẳng tâm lí ông, nó giày vò, khiến ông ray rứt không nguôi. Tác giả đã khéo léo đặt ông Hai vào tình huống thử thách  để bộc lộ chiều sâu về tâm trạng của nhân vật. Ban đầu, ông còn hoài nghi về chính xác thực của thông tin, ông nhớ về những người trong làng, rồi lại đặt ra hàng loạt các câu hỏi độc thoại. Đối với ông, đó là một cú sốc lớn, một cái tin không thể tin được, không thể chấp nhận được. Ông đau khổ, xót xa khi nghĩ về tương lai của gia đình mình" Rồi đây, biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…" Niềm tự hào về ngôi làng đã tan vỡ, ngay cả thứ mà ông tự hào nhất lại khiến ông đau đớn và tủi hổ như vậy, ông cảm thấy như cuộc đời mình đã như chết đi bởi nỗi ảm ảnh, day dứt không nguôi này. Ông Hai rơi vào tình trạng giằng xé đau đớn, tuyệt vọng vào tương lai. Tâm trạng của ông đã được đẩy đến đỉnh điểm, ông thương gia đình, thương dân làng bị gọi là Việt gian. Bằng những câu văn diễn tả tâm trạng, tác giả đã thành công khi khắc họa hình ảnh nhân vật ông Hai với những vẻ đẹp bình dị, chân thực bởi những chuyển biến tâm lí vì cái tin làng mình phản bội để qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật với tình yêu làng, quê hương, đất nước.

Thảo luận

-- Chính vì tình yêu thương lớn lao đó, nên khi nghe được "cái cơ sự" làng mình theo giặc, ông Hai đã rơi vào hố sâu của sự tuyệt vọng và đau khổ. `=>` Dẫn thế này em nghĩ cũng ổn đó ạ, hơn nữa còn sửa được lỗi ngữ pháp của câu gốc.
-- Ùi hay quá.
-- Câu 1 bài 2 mình thấy thiếu bạn ơi... Chỗ tìm câu nghi vấn thì mình thấy còn một câu "Không có lửa làm sao có khói?" đấy.
-- Dạ để mình sửa ạ.
-- Xúk động wa ciu ơiii, nay cô nhận xét bài làm, cái cô bảo em sai đề.._.
-- Ồi ồi vv:
-- Chị xin lỗi vv:
-- Xúk động wa ciu ơiii, nay cô nhận xét bài làm, cái cô bảo em sai đề.._. `->` Chắc là do cách dẫn đoạn

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247