Trang chủ Lịch Sử Lớp 6 Nhận xét về trang phục của người Hà Nội từ...

Nhận xét về trang phục của người Hà Nội từ xưa đến nay câu hỏi 3273990 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nhận xét về trang phục của người Hà Nội từ xưa đến nay

Lời giải 1 :

Trải qua hàng thập kỷ nay, cách ăn mặc của người Hà Nội dù có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch. Trong các triều đại phong kiến, có thể có sự phân biệt giữa tầng lớp vua, quan và dân chúng. Nam giới thuộc tầng lớp bình dân trong trang phục lao động thường ngày, có thể vẫn là đóng khố, phù hợp với sản xuất cũng như thời tiết nóng ẩm. Nữ giới mặc váy cho đến thời Minh Mạng. Có thể nói trang phục bình dân không có sự thay đổi nhiều suốt gần hai ngàn năm. Tầng lớp quý tộc ở kinh đô Thăng Long - Đông Đô thì trang phục khá cầu kỳ và được ghi chép rất kỹ càng trong sử sách.

Theo như Đại Việt sử ký toàn thư thì Từ thời Lê về sau, trang phục quý tộc có quy định chặt chẽ hơn dựa trên phẩm hàm: Các quan văn võ từ nhất phẩm đến tam phẩm thì á xuân, hạ dùng sa tàu; thu, đông dùng đoạn tàu; đều màu huyền; khăn: hàng văn thì hai tao (vòng), hàng võ thì một tao. Các quan tứ phẩm thì áo được dùng sa và đoạn nhưng bằng hàng ta. Các thị nội giám khăn binh đinh, sau đổi làm khăn lục lăng. Các quan văn võ và nội giám, được sung vào chấp sự, khi hành lễ và làm việc đều mặc áo thanh cát và đội mũ sa thâm. Quan văn khi vào hầu ở Nội các cũng vậy.

Người Hà Nội thời cận đại rất chú ý đến cách ăn mặc. Khâu đầu tiên là chọn lựa chất liệu của quần áo. Chất liệu may áo ưa chuộng, lúc đó là the mà phải là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa, nhuộm thâm, thường là the làng La Cả. Chất liệu may quần của nữ là lĩnh làng Bưởi mới là hàng tốt nhất, sợi mịn, mặt bóng. Quần của nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô. Ngoài ra, một số chất liệu vải cao cấp cũng hay được dùng như: sa, xuyến, băng, là, xồi, đũi, nhiễu.... đều là sản phẩm của các làng nghề ở Hà Nội hay các tỉnh lân cận sản xuất. Một số hàng đặc biệt hơn dành cho vương hầu là đoạn, gấm, vóc,...

Trong đó cũng phải kể đến công lao của các thợ may Hà thành rất khéo tay, thể hiện ở những kiểu áo quần, áo tứ thân (4 thân) là một trong những loại áo phụ nữ cổ nhất mà nay được biết. Khi mặc, người ta còn có thắt lưng bao xanh duyên dáng kèm theo. Một vài trường hợp thực dụng hơn, người ta thắt một cái "ruột tượng: thay cho thắt lưng để đựng tiền và các thứ lặt vặt. Một số người còn đeo bên cạnh thắt lưng một chiếc xà tích bằng bạc đựng vôi ăn trầu. Có khi áo tứ thân còn thêm một vạt để cài khuy, thường là 5 khuy. Bên trong áo tứ thân là yếm trắng, yếm đào.

Đáng chú ý nhất trong trang phục phụ nữ là những tà áo dài. Áo dài có từ bao giờ cũng khó xác định, có thể đã hơn trăm năm, nhưng ngày nay trở thành trang phục đẹp nhất, tiêu biểu cho cách ăn mặc đậm đà tính dân tộc của phụ nữ Việt Nam. Tại nhiều hoạt động đối ngoại của đất nước, áo dài trở thành lễ phục không thể thiếu được.

Có thể chiếc áo dài Huế cùng với chiếc nón lá Huế chóp nhọn du nhập ra Hà Nội từ lâu, nhưng chỉ đến nửa đầu thế kỷ XX, áo dài mới được người Hà Nội tiếp nhận và cải tiến nhiều. Áo dài cũng từ đó trở thành trang phục gắn bó với phụ nữ thủ đô.

Nam giới mặc áo có 5 thân, cài khuy tết chỉ hay khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc. Mùa đông thì cả nam và nữ thường dùng áo bông.

Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XX có những phố nổi tiếng về bán vải như Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Vải. Các phố may quần áo nổi tiếng là Hàng Trống, Hàng Gai.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, ngoài những trang phục đã trở thành lễ phục của cả nước như áo dài cho phụ nữ, áo vest, sơ mi, quần Tây cho nam giới, người Hà Nội còn sáng tạo ra muôn vàn mốt quần áo mới thích hợp với mọi tầng lớp nhân dân và cũng chịu ảnh hưởng của thời trang quốc tế. Hà Nội đã trở thành 1 trong 2 trung tâm thiết kế và biểu diễn thời trang lớn nhất nước.

Cho đến nay con gái Hà Nội không còn mặc áo dài, nón lá như ngày xưa nữa nhưng họ vẫn có một nét rất riêng ở họ cho dù cách ăn mặc có thay đổi thế nào họ vẫn giữ được sự tinh tế và nhạy cảm riêng từ cách chọn màu sắc cho đến trang phục sao cho phù hợp và nền nã xứng với vóc dáng của mình. Chính vì vậy mà nhiều người nhận xét rằng ngày nay để tìm được những người Hà Nội gốc không nhiều nhưng nếu đã gặp thì ta sẽ nhận ra ngay đó là người Hà Nội gốc cho dù thời gian có thay đổi thì người Hà Nội xưa và nay vẫn được cho là ăn mặc đẹp và tinh tế nhất trên dải đất có hình chữ “S” này

Thảo luận

Lời giải 2 :

 Trang phục xưa của người Hà Nội:
Nam : áo dài, khăn đóng
Nữ : áo dài, quần trắng, áo tứ thân…
Chất liệu : tơ tằm, lụa,the, lĩnh, gấm…
Kiểu dáng : mềm mại, lịch sự…
Màu sắc : nhiều màu
Cách thức : Mặc khi lễ hội, khi đi ngoài đường, tiếp khách…tùy vị trí xã hội.
⇒Nhận xét : Trang phục thời xưa của người Hà Nội thời xưa rất giản dị,con gái với trai đa số toàn mặc áo dài.Trang phục của người Hà Nội hiện nay rất hiện đại,con trai mặc vest,con gái đa số mặc những bộ vãy tuyệt đẹp.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247