Trang chủ Sinh Học Lớp 7 1.Đặc điểm chung của động vật là gì? 2.Cấu tạo...

1.Đặc điểm chung của động vật là gì? 2.Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống như thế nào? 3.sinh sản của sán lá gan? 4Cấu tạo của giun đũa 5.Trình bày hiể

Câu hỏi :

1.Đặc điểm chung của động vật là gì? 2.Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống như thế nào? 3.sinh sản của sán lá gan? 4Cấu tạo của giun đũa 5.Trình bày hiểu biết của em về vòng đời của giun đũa (nêu đường đi chi tiết) 6.Trai sông sinh sản như thế nào? 7.Tập tính của các động vật ngành thân mềm (nêu 4 đối tượng trong SGK) 8.Cho biết cấu tạo của tôm sông. (cả trong lẫn ngoài) 9.Vai trò của ngành thân mềm và lớp giáp xác 10.Tập tính của nhện

Lời giải 1 :

1.-Có khả năng di chuyển

 -Có hệ thần kinh và giác quan

-Chủ yếu là dị dưỡng

2.-Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.

-Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

3.-Sán lá gan lưỡng tính:cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái vớ tuyến noãn hoàng

4.-Cơ thể giun đũa hình ống, có kích thước giống như một chiếc đũa (khoảng 25 cm).

-Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

5.-Giun đũa-đẻ trứng-ấu trùng trong trứng-thức ăn sống-ruột non(ấu trùng)-máu,gan,tim,phổi-ruột người

6.-Trai sông phân tính

-Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng

7.-Tập tính đẻ trứng của ốc sên

-Tập tính săn mồi của mực

8.-Cấu tạo của tôm sông gồm 2 phần: phần đầu ngực và phần bụng

9.-Vai trò của ngành thân mềm:

+Lợi ích:làm thực ăn cho con người và động vật,làm đò trang trí,làm sạch môi trường nước,có giá trị xuất khẩu,có giá trị về mặt địa chất

+Tác hại:có hại cho cây trồng,làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán

10.-Chăng lưới:gồm dây khung,dây phóng ạ,dây vòng

-Bắt mồi:

+Nhện ngoạm chặt mồi,chích nọc độc-tiết ra dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi-treo mồi vào lưới-hút dịch lỏng ở mồi

-Ôm trứng:ở nhên cái

-Nhện hoạt động chủ yếu vào ban đêm

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Đặc điểm chung của động vật là:

- Có khả năng di chuyển.

- Có hệ thần kinh và giác quan.

- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.

2. Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:

   - Cơ thể dẹp, hình lá: chống lại lực tác động của môi trường kí sinh.

   - Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.

   - Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

   - Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.

   - Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.

3. Sinh sản của sán lá gan là:

-Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4 000 trứng mỗi ngày).

-Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

-Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.

4. Cấu tạo của giun đũa:

-Cấu tạo ngoài:

+Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm:

*Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong

*Con cái: to, dài

+Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ

-Cấu tạo trong:

+Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển

+Có khoang cơ thể chưa chính thức:

*Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn

*Tuyến sinh dục: dài cuộn khúc

5. Vòng đời của giun đũa:
- Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra --> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy. 

6. Sinh sản của trai sông:

-Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực theo dòng nước để thụ tinh. Trứng non đẻ ra rồi được giữ trong tấm mang. Ấu trùng nở ra sống trong mang mẹ một thời gian sau đó bám vào mang, da cá để cá đưa đi tìm nơi thích hợp rồi rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

7. Tập tính của động vật ngành thân mềm:

-Tập tính của ốc sên:
+Tập tính đẻ trứng và hang đất có ý nghĩa:
*Bảo vệ trứng khỏi cấc loài vật khác
*Nhờ nhiệt độ của đất trứng có thể đẻ được
*Ốc sên tự vệ bằng cách là chui mình vào vỏ.
-Tập tính của mực:
+Bắt mồi: Phóng tua dài bắt mồi, dùng tua ngắn để đưa mồi vào miệng.
+Tự vệ : Phun hỏa mù(mực) sau đó chốn chạy

8. Cấu tạo của tôm sông:

-Cấu tạo ngoài:

+Cơ thể tôm có 2 phần : phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng:
+Phần đầu – ngực:

*Giác quan: 2 mắt kép, 2 đôi râu à giúp tôm định hướng.

*Miệng: có các chân hàm giữ và xử lí mồi.

*Chân ngực: bò và bắt mồi.

+Phần bụng:

*Các chân bụng: bơi, giữ thằng bằng và ôm trứng.

*Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.

-Cấu tạo trong:

+Cơ quan tiêu hóa:

*Thực quản ngắn,miệng kề ngay dạ dày. Hai bên phần sau dạ dày là tuyến gan tiết emzim để tiêu hóa thức ăn.Ruột mảnh và phân đổ ra hậu môn ở dưới đuôi tôm.

+Cơ quan thần kinh

*Hệ thần kinh gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu làm nên 1 vòng thần kinh hầu lớn.Ngoài ra,còn có chuỗi hạch thần kinh ngực và chuỗi hạch thần kinh bụng.

9. Vai trò của ngành thân mềm và lớp giáp xác:

-Vai trò ngành thân mềm:
+Có lợi 

*Làm thực phẩm cho c.ng (con người)

*Làm thức ăn cho các động vật khác

*Có giá trị xuất khẩu cao

*Làm đồ trang sức, trang trí

*Làm sạch môi trường nước

+Có hại

*Có hại cho cây trồng

*Là vật trung gian truyền bệnh giun sán

-Vai trò lớp giáp xác: Hầu hết giáp xác đều có lợi, số ít gây hại

+Có lợi

*Là nguồn lợi xuất khẩu

*Là nguồn thức ăn cho động vật/ con người

+Có hại

*Truyền bệnh giun sán

*Ký sinh gây bệnh cho cá

*Có hại cho giao thông đường thủy

10. Tập tính của nhện:

-Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ để đi chuyến và trói mồi.

-Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ).  Sau khi trói được con mồi, nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biến đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài). 

Nhớ tick 5 sao cho mình nha! Chúc cậu học tốt!






Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247