Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 ÔN TẬP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG Bài 1....

ÔN TẬP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG Bài 1. Dựa vào nghĩa “tạo nên sản phẩm” của từ “đánh” (Đánh chiếc nhẫn), hãy giải thích nghĩa của cụm từ “đánh máy bài phát bi

Câu hỏi :

ÔN TẬP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG Bài 1. Dựa vào nghĩa “tạo nên sản phẩm” của từ “đánh” (Đánh chiếc nhẫn), hãy giải thích nghĩa của cụm từ “đánh máy bài phát biểu”. Bài 2. Từ “mảnh” có các nghĩa sau: (1) Phần nhỏ, mỏng, tách ra từ chỉnh thể: xé tờ giấy thành nhiều mảnh, mảnh gương vỡ. (2) Thanh, nhỏ nhắn: dáng người mảnh. Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Bài 3. Từ “gạch” có các nét nghĩa sau: (1) Hoạt động vạch tạo thành đường thẳng: gạch chéo, gạch chân những từ cần nhấn mạnh. (2) Xóa bỏ cái đã viết: gạch tên trong sổ sách, chỗ nào sai thì gạch bằng mực đỏ. Nghĩa (2) được chuyển theo phương thức nào? Bài 4. Từ “đầu” trong từ điển tiếng Việt có các nghĩa được minh họa bằng các ví dụ: a. Đầu con người, đầu con ngựa. b. Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết. c. Đầu máy bay, đầu tủ. d. Dẫn đầu, lần đầu. e. Sản lượng tính theo đầu người. Hãy giải thích nghĩa của từ “đầu” trong những ví dụ trên và nói rõ phương thức chuyển nghĩa của từng trường hợp. Bài 5. Tìm các từ ngữ (khoảng 5 từ ngữ) mới được cấu tạo trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay. Bài 6. Tìm các từ ngữ (khoảng 5 từ) được cấu tạo theo mô hình: X + hóa. Ví dụ: công nghiệp hóa. Bài 7. Tìm các từ ngữ (khoảng 5 từ) có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu hiện đang dùng phổ biến trong đời sống xã hội. Bài 8. Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận) (2) Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ (Xuân Quỳnh) (3) Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe… (Nguyễn Ngọc Tư) a) Từ biển ở câu nào được dùng với nghĩa gốc? b) Từ biển trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi các trường hợp chuyển nghĩa đó là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? Bài 9. Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu vãn sau: a) Vấn đề này là tối mật nhất. b) Câu nói của cậu chẳng hội nhập gì với nội dung chúng mình đang thảo luận. c) Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng mà mọi người vẫn tỏ ra bàng quang, thờ ơ. Bài 10. Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau và đặt câu với mỗi từ: 1. Giáo viên – thầy giáo 2. Đọc giả - người đọc 3. Thính giả - người nghe Bài 11. Điền các từ Hán Việt: thành tích, thành tựu, thành quả, hiệu quả, kết quả, nguyện vọng, hy vọng vào chỗ chấm cho thích hợp: 1. Nhân dân ta đã đạt được nhiều……trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Nhà trường đã khen thưởng các em học sinh có……..học tập tốt. 3. Nhân dân Việt Nam cương quyết bảo vệ các……..của cách mạng. 3. Chúng tôi đã dùng nhiều biện pháp kĩ thuật đối với khu đất này, nhưng đến nay vẫn chưa có…….. 4. Có chăm chỉ học tập thì……..học tập mới cao. 5. Bác Hồ suốt đời ôm ấp……..là nước nhà được độc lập, thống nhất, nhân dân được ấm no, tự do. 6. Con ngoan, chăm chỉ, mẹ…….nhiều ở con. ai giúp mình làm hết với. mình cần gấp lắm. hứa cho 5 sao

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247