Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm “Làng”...

Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân: “ Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn cùn

Câu hỏi :

Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân: “ Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá … Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng, nhớ cái làng quá” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014) 1. Trong đoạn trích trên, tác giả đã miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai bằng cách trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em xác định như vậy? Tác dụng của cách miêu tả đó? 2. Lẽ ra, nhớ làng như vậy nhân vật sẽ rất muốn về làng nhưng vì sao ở phần sau của truyện, nhân vật lại có suy nghĩ: “ Về làm gì cái làng ấy nữa”. Suy nghĩ đó đã cho em hiểu gì về nhân vật ? 3. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc với cách thể hiện tình cảm yêu làng yêu nước rất chân thành, sâu sắc. Từ nhân vật ông Hai và những hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người dân Việt Nam hiện nay.

Lời giải 1 :

1, Tác giả đã miêu tả trực tiếp nội tâm của nhân vật ông Hai

Vì tác giả đã sử dụng những từ ngữ biểu lộ cảm xúc trực tiếp như: muốn, náo nức, chao ôi, nhớ, quá

Tác dụng: thể hiện tình yêu làng tha thiết và sâu đậm của nhân vật ông Hai cũng như diễn tả được niềm vui của ông Hai sau khi nghe tin làng ông không hề theo Tây

2,

Ông Hai có suy nghĩ "Về làm gì cái làng ấy nữa" khi ông nghe tin đồn là làng của ông theo giặc. Suy nghĩ này đã cho thấy một sự đấu tranh gay gắt, dữ dội trong tâm trạng, suy nghĩ của ông Hai. Dù cho ông có yêu làng nhưng ông cũng không thể vì làng mà phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ. Đây chính là tình yêu làng một cách sáng suốt và có lí trí

3,

Nhân dân ta là dân tộc có tình yêu quê hương đất nước sâu sắc. Thật vậy, bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, nhân dân ta đã luôn tiếp nối truyền thống yêu nước của cha ông, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ngày nay, vấn đề tinh thần yêu nước của thanh niên trong thời bình là vấn đề đáng được suy ngẫm. Thật vậy, thanh niên là thế hệ trẻ, là lực lượng nòng cốt và tiên phong trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ tổ quốc, xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, giàu đẹp. Trên phương diện tích cực, tình yêu nước của thanh niên trên khắp đất nước chính là đã tạo được khối đại đoàn kết thống nhất toàn thanh niên xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên mọi mặt trận và lĩnh vực. Ngày xưa khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước đã kết thành sức mạnh vô biên đánh đuổi mọi giặc ngoại xâm đến đất nước. Ngày nay, chúng ta được sống dưới bầu trời xanh hòa bình, thanh niên Việt Nam vẫn đang cố gắng học tập và rèn luyện theo lời Bác để cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho tổ quốc, non sông ngày một giàu đẹp. Đất nước có giàu đẹp được hay không, có trên đà chuyển mình phát triển để hội nhập với thế giới được hay không là nhờ vào công sức học tập của thanh niên. Có biết bao những thanh niên tiêu biểu nổi bật trên một lĩnh vực nào đó, họ là đại diện của thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam: trí tuệ, sáng tạo và trách nhiệm xã hội. Nhìn chung, trong những tình cảnh khó khăn chung của đất nước, nhân dân ta luôn làm theo tinh thần thương người như thể thương thân để đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cũng như xây dựng tổ quốc. Mặt khác, có một bộ phận nhỏ người dân kém hiểu biết lại bị những đối tượng xấu nhắm đến xúi giục và lôi kéo phản động, gây hại cho nền chính trị và kinh tế đất nước. Lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết và cả tin của một số người, những đối tượng xấu này đã dùng mọi thủ đoạn để tiêm nhiễm những thông tin sai lệch vào suy nghĩ của một bộ phận nhỏ những người này, làm cho họ tin và nghe theo chúng, phản lại tổ quốc, đi ngược lại với lòng yêu nước. Tóm lại, lòng yêu nước mãi là thứ vũ khí sắc bén giúp bảo vệ mọi quốc gia dân tộc trước mọi mối hiểm họa.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Tác giả đã miêu tả nội tâm ông Hai một cách: cả trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp ở chỗ nói thẳng ra rằng ông lão rất nhớ cái làng, lòng náo nức, hân hoan hẳn lên (khi nghe tin lực lượng ta thắng Tây ở nhiều nơi), gián tiếp ở chỗ miêu tả viễn cảnh của ông Hai khi về làng sẽ thế nào.

2. Ở phần sau của truyện, ông Hai không muốn về làng nữa vì: ông nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây; sau khi đấu tranh nội tâm ông đã đi đến quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”, ông đã đặt tình yêu nước, lòng chung thuỷ với kháng chiến, với cách mạng lên trên tình yêu làng… Từ đó, ta thấy ông Hai là một người nông dân có tình cảm yêu làng, yêu nước tha thiết.

3.  Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu mọi thứ của quê hương như nhà cửa, xóm làng. Đó có thể là tình yêu của ông Hai dành cho làng Chợ Dầu. Đối với người nông dân chất phác ấy, tình cảm với làng quê, thôn xóm là tình cảm tự trong tim, ngấm sâu vào máu thịt. Cũng như bao người dân lao động khác, cả một đời ông Hai gắn bó với mảnh đất quê nghèo mà nặng sâu ân tình. Cái làng Chợ Dầu ấy đã trở thành nguồn vui sống của ông. Tác giả đã để cho ông Hai bộc lộ tình yêu đó một cách chân thật, nồng nhiệt, vừa có những nét quen thuộc vừa có những nét riêng biệt chỉ có ở ông Hai. Yêu làng, ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, thậm chí yêu cả những cái mà ông và biết bao người đã phải khổ sở vì nó. Ông tự hào về tất cả những nét độc đáo, những thứ đả làm nên bề dày lịch sử của làng ông. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Còn trong thời buổi hiện nay, tình yêu quê hương đất nước cũng có thể hiểu là làm tròn bổn phận, công việc của chính mình. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hi sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương…Tình yêu đất nước lúc nào cũng thường trực trong mỗi con người. Chúng ta ai ai cũng phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh…. Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”. Tuy vậy, thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí "uống nước nhớ nguồn”. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn. Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247