Ý 1 . Đặc điểm chung của đồng, nhôm, sắt là : đều có hợp kim
Ý 2 . Tính chất của thép là : Cứng, bền, dẻo,... Có loại thép bị gỉ trong không khí ẩm nhưng có loại không bị gỉ.
Ý 3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan là :
Có các nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm gan sau:
1. Virus
Hiện nay, y học đã phát hiện được 8 loại virus gây viêm gan bao gồm virus viêm gan A, B, C, D, E, G, và các siêu vi khác như CMV, EBV. Trong đó, 2 loại virus viêm gan B và C chiếm tỉ lệ người mắc cao nhất. Hai loại virus này là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh xơ gan và ung thư gan.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B tại Việt Nam đang chiếm 10% - 20% tổng dân số.. Nếu như viêm gan B đã có vaccine hỗ trợ phòng ngừa thì viêm gan C hiện đang là một mối lo ngại lớn khi chưa cho vaccine dự phòng. Hiện trên thế giới có gần 200 triệu người viễm virus viêm gan C. Tại Việt Nam, con số này đã lên đến 4 – 5 triệu người.
2. Rượu bia
Theo báo cáo của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, mức tiêu thụ bia tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Chỉ tính riêng trong năm 2015, cả nước tiêu thụ 3,4 lít bia. Mức tiêu thụ trung bình một năm của mỗi người là 27,4 lít, gấp hơn 4 lần mức trung bình toàn cầu. Tại các bệnh viện ở nước ta, có rất nhiều trường hợp nhập viện vì bệnh gan do rượu bia và số lượng có chiều hướng gia tăng với tốc độ cực nhanh. Ở các khoa gan mật, thường có khoảng 1/4 trong số bệnh nhân nằm hỗ trợ cải thiện bị bệnh xơ gan do 2 nguyên nhân chính là viêm gan siêu vi và viêm gan do rượu bia. Trên thực tế, bia rượu là nguyên nhân gây viêm gan chiếm tỉ lệ chỉ đứng sau viêm gan do virus.
3. Vi khuẩn, ký sinh trùng
Nhiều loại sinh vật đơn bào như amip có thể gây ra các bệnh amip gan. Ở giai đoạn abcès gan, bệnh nhân thường sốt cao kèm buồn nôn hoặc nôn, đau nhiều hạ sườn phải. Kí sinh trùng sốt rét P. Falciparum trong giai đoạn ký sinh ở gan cũng gây viêm gan. Trong bệnh cảnh này, gan thường sưng to. Các vai trò quan trọng của gan như chống độc, dự trữ...đều bị suy giảm. Ngoài ra, thói quen của người Việt Nam thường thích ăn rau sống , gỏi cá sống , hải sản, thịt tái, thịt chó…Những món ăn này chính là nguồn nhiều lại mang ký sinh trùng như, giun, sán, sán chó, sán lá gan, các loại xoắn khuẩn gây nên những bệnh gan nguy hiểm mà việc hỗ trợ cải thiện khá khó khăn. Cụ thể, nhiễm xoắn khuẩn capillariasis, giun đũa chó, giun lươn làm tăng đáp ứng viêm và xơ hóa ở gan. Nhiễm sán lá gan và giun đũa gây viêm đường mật và phì đại túi mật. Salmonella Typhi thường liên quan đến các trường hợp viêm gan cấp tính.
4. Thuốc uống
Hầu hết các thuốc dù được dùng bằng đường uống, đường tiêm, xịt hít qua mũi hay dán trên da…đều được chuyển hoá. Ngoài số ít những người có cơ địa dị ứng dù dùng thuốc với liều lượng nhỏ vẫn có thể gây viêm gan thì đa phần tình trạng viêm gan do thuốc là do sử dụng quá liều lượng hoặc sử dụng kéo dài mà không có chỉ định hoặc theo dõi của chuyên gia. Lạm dụng paracetamol (thuốc giảm đau – hạ sốt) là nguyên nhân gây viêm gan do thuốc khá phổ biến. Bên cạnh đó, đối tượng phải sử dụng lâu dài các loại thuốc hỗ trợ cải thiện các bệnh lý nội khoa như thuốc hạ mỡ máu, thuốc hỗ trợ cải thiện đái tháo đường, thuốc huyết áp...cũng có thể gặp các vấn đề về gan nếu không có sự theo dõi của các chuyên gia và có những biện pháp bảo vệ gan đúng cách.
Khi đã bị viêm gan do bất kỳ nguyên nhân nào, phần lớn bệnh nhân có tâm lý dùng các loại thuốc để hỗ trợ cải thiện bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc ở đối tượng bệnh nhân đang bị viêm gan hoặc có những vấn đề khác của gan cần đặc biệt thận trọng. Nhiều người tìm đến các loại thuốc bổ gan, mát gan, giải độc gan…với hi vọng hồi phục chức năng gan. Tuy nhiên, nếu chọn những lọai thuốc không rõ nguồn gốc, cơ chế, thành phần và công dụng chưa được kiểm chứng lâm sàng, đây lại là cách hại gan do vốn dĩ gan đã yếu lại phải “gánh” thêm nhiều loại thuốc nên càng làm cho gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
5. Hóa chất
Hoá chất trong các vật dụng sinh hoạt, trong môi trường sống ô nhiễm và trong các loại thực phẩm bẩn cũng góp phần làm cho các trường hợp viêm gan xảy ra nhiều, với mức độ nặng hơn. Các loại hóa chất này hầu như có mặt khắp nơi như trong môi trường ô nhiễm khói bụi, trong các loại hóa chất tẩy rửa và trong các loại thực phẩm bẩn còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, các chất bảo quản, phẩm màu công nghiệp, chất cấm trong chăn nuôi... Khi phân tích cơ chế sinh bệnh của các bệnh lý gan thông qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử, Hiệp hội Nghiên cứu các Bệnh lý Gan (AASLD – Mỹ) đã cảnh báo: tất cả cá yếu tố như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, rượu bia, thuốc, hóa chất độc hại gây ra các bệnh lý ở gan là do trực tiếp hoặc gián tiếp kích hoạt tế bào Kupffer – một loại tế bào làm nhiệm vụ miễn dịch nằm ở xoang gan. Một mặt, các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin…gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan. Mặt khác, các loại hóa chất độc hại còn khiến gan phải làm việc liên tục khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer và càng gây tổn thương tế bào gan nhiều hơn, khiến gan càng sớm suy yếu, hư hại. Do vậy, để hỗ trợ phòng tránh viêm gan và các bệnh lý gan nói chung, bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây hại gan như trên, cần có giải pháp bảo vệ gan từ gốc bằng cách kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer – tác nhân quan trọng gây các bệnh về gan.
Ý 4 . Để phong tránh xâm hại cần lưu ý :
1. Không tiết lộ thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân của trẻ như tên ở lớp, tên gọi ở nhà, tên bố, mẹ… thường được xem như mật khẩu để trẻ nhận biết người thân, những ai có thể tin tưởng. Vì vậy, hãy dạy trẻ giữ bí mật điều này, không nói cho người lạ biết, tránh để họ lợi dụng, chiếm lòng tin của trẻ, giả danh là bạn, cô, chú… để tiếp cận trẻ với mục đích xấu.
2. Không cho ai chạm vào vùng nhạy cảm trên cơ thể
Khi tắm hoặc mặc quần áo cho trẻ, mẹ hãy dạy trẻ những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như: ngực, vùng kín, môi, miệng, phần giữa 2 đùi…. Tất cả những bộ phận này cần được giữ kín, không cho bất kỳ ai chạm vào. Nếu họ cố tình tiếp cận, trẻ hoàn toàn có thể đẩy ra, kêu lên và yêu cầu sự giúp đỡ.
3. Không nói chuyện, gần gũi với người lạ
Người lạ mặt có thể mượn cớ đến hỏi đường, bắt chuyện làm quen, hỏi tên, tự xưng là bạn bố, mẹ… để tiếp cận trẻ. Vì vậy, hãy dạy trẻ giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu 2 mét, không đứng nói chuyện quá lâu với người lạ. Đặc biệt, không đi theo người lạ vì bất cứ lý do gì, không đi chung thang máy hay lên xe của người lạ.
5. Không ra ngoài 1 mình
Trẻ nhỏ mải chơi và rất dễ bị thu hút bởi những thứ lạ mắt, lạ tai, thích ra ngoài khám phá. Tuy nhiên, thế giới bên ngoài phức tạp và đầy rẫy những nguy hiểm khó lường. Hãy nói cho trẻ biết về điều đó và không tự ý ra ngoài 1 mình mà không có bố mẹ, tránh trường hợp trẻ bị lạc, bị bắt cóc…
6. Không cho người lạ mặt vào nhà
Người lạ mặt có thể là thợ sửa điện, sửa ống nước, nhân viên thu tiền… muốn vào nhà đều cần được sự cho phép của người lớn. Hãy dạy trẻ cách đề phòng, không được tùy tiện cho người khác vào nhà, nhất là khi chỉ có mình trẻ ở nhà. Ngay cả với những người quen như hàng xóm, bạn bè rất ít gặp mặt của bố mẹ… cũng cần xác minh thông tin với bố mẹ trước khi mở cửa cho họ vào.
Ý 5. Cách phòng chống chung của 3 loại bệnh : sốt rét, sốt suất huyết và viêm não là :
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
3. Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
(●'◡'●)`@`Bơ`
1)Đều là kim loại có ánh kim,dễ kéo sợi
2)Có tính chất dẻo,dễ uống,kéo sợi
-Tác dụng làm nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, đường ray, ...
3)Do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người
4)Tránh đi đêm,không nhận quà người lạ,...
5- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
Học tốt ^^!
Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247