Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Câu 1. a. Trình bày lối sống, cách dinh dưỡng...

Câu 1. a. Trình bày lối sống, cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng kiết lị và trùng sốt rét. b. Trình bày triệu chứng bênh và nêu các biện pháp phòng tránh

Câu hỏi :

Câu 1. a. Trình bày lối sống, cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng kiết lị và trùng sốt rét. b. Trình bày triệu chứng bênh và nêu các biện pháp phòng tránh bệnh do trùng kiết lị, trùng sốt rét gây nên. c. Tại sao người bị sốt rét thường bị sốt cách nhật? Câu 2. Có nhận định cho rằng: “Ngành ruột khoang phát triển hơn so với ngành động vật nguyên sinh”. Theo em, nhận định này là đúng hay sai? Giải thích. Giúp mik vs mik cần gấp ạ

Lời giải 1 :

câu 1 :

a)

Trùng kiết lị:

- Cấu tạo: Giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn hơn

- Dinh dưỡng: Sống trong niêm mạc ruột, nuốt hồng cầu và thực hiện qua màng tế bào.

- Sinh sản: bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).

Trùng sốt rét:

- Cấu tạo: Không có không bào và không có bộ phận di chuyển.

- Dinh dưỡng: Sống trong máu người, nuốt hồng cầu và thực hiện qua màng tế bào.

- Sinh sản: Sinh ra nhiều cơ thể mới cùng một lúc.

b) 

. Trùng kiết lị
*Nguyên nhân gây bệnh:

Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay 
hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Biện pháp phòng tránh:
- Rửa tay sạch trước khi ăn, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi
- Giữ vệ sinh cá nhân
- Ăn thức ăn phải biết rõ nguồn gốc, không ăn thức ăn bị ôi thiu, rau sống phải rửa kĩ bằng nước sạch
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
- Tuyên truyền kiến thức về kiết lị giúp nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh này.

I. Trùng sốt rét
*Nguyên nhân gây bệnh:

- Muỗi Anôphen đưa trùng sốt rét vào máu người
- Khi đã vào máu, trùng sốt rét chui vào hồng cầu, lớn lên và sinh sản, phá vỡ hồng cầu => gây ra các triệu chứng của bệnh sốt rét.

Biện pháp phòng tránh:
- Ngủ phải mắc màn, màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.
- Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ,...
- Dùng thuốc diệt muỗi.

c) Khi bệnh nhân bị nhiễm chủng loại ký sinh trùng Plasmodium vivax, thời gian ủ bệnh có thể ngắn hoặc dài, từ 10 đến 20 ngày; trung bình 14 ngày. Tuy vậy, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài lâu hơn do thể thoa trùng (sporozoite) của ký sinh trùng sốt rét phát triển chậm trong tế bào gan, còn gọi là thể ngủ (hypnozoite) trong tế bào gan xâm nhập từng đợt vào hồng cầu để gây nên những cơn sốt sau đó. Sau thời gian ủ bệnh, bệnh khởi phát với các cơn sốt cách nhau 48 giờ nên thường được gọi là sốt cách nhật.

Câu 2 : 

Ở ngành động vật Nguyên Sinh: Cấu tạo từ một tế bào; kích thước hiển vi; cơ quan di chuyển nhỏ (lông bơi, roi...) hoặc tiêu giảm; tiêu hóa nhờ không bào tiêu hóa; sinh sản chủ yếu phân đôi; chưa có hệ thần kinh (chỉ có nhân)
Ở ngành động vật ruột khoang: Cấu tạo từ nhiều tế bào; kích thước nhỏ (có thể nhìn thấy); có cơ quan di chuyển rõ ràng; tiêu hóa nhờ tế bào mô cơ tiêu hóa tiết enzyme tiêu hóa con mồi; có nhiều hình thức sinh sản: hữu tính, vô tính mọc chồi, tái sinh; đã có hệ thần kinh
 nên kết quả là : đúng.

cho mình xin câu trả lời hay nhất nhé.

Thảo luận

-- cho mình xin ctrlh ạ :<

Lời giải 2 :

  • Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều thuộc nhóm động vật nguyên sinh có đời sống kí sinh.
  • Đối tượng tấn công là tế bào hồng cầu ở người.

b

Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị.

Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét.

Cách nhận biết (triệu chứng):

Bệnh kiết lị: tiêu chảy, sốt, đau bụng quặn,...

Bệnh sốt rét: Sốt cao liên tục trong vài ngày, rét run, toàn thân run rẩy, môi tái, nổi da gà,...

Biện pháp phòng tránh:

Sốt rét: - Phun thuốc muỗi định kỳ trong nhà và ngoài vườn.

- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp những nơi ao tù, nước đọng vì đây sẽ là nơi sinh sản của muỗi.

- Khi đi ngủ phải thả màn kể cả buổi trưa hay buổi tối. Đi đến nơi có dịch thì hãy mang theo thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay, quần dài hạn chế để muỗi đốt.

Kiết lị: - Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng.

- Nên ăn những món ăn không chứa dầu mỡ và tốt cho tiêu hóa.

- Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn tốt.

- Uống nhìu nước và tránh tình trạng mất nước.

- Ăn nhiều các loại hoa quả tươi, sạch hoặc có thể ép thành nước uống.

Bệnh nhân sốt rét vẫn lạnh vì: Khi cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn mức bình thường, các cơ quan sẽ làm mát cơ thể bằng cách tăng tiết mồ hôi, tăng lưu lượng máu dưới da. Lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác ớn lạnh, rét run.

 c

vì cứ cách 24h thì trùng sốt rét lại sinh sản một lần dẫn đến hiện tượng sốt cách nhật

câu2 theo em sai vì Các loài thuộc ngành Động vật nguyên sinh có khả năng tăng nhanh về số lượng vì chúng có khả năng sinh sản vô tính phân nhiều, thời gian sinh sản nhanh.

chúc bạn học tốt mong bạn vote 5 sao + camon + ctlhn mk cảm ơn trc ạ 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247