I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt hấp dẫn người đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sâu triết lí).
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa và nội dung chủ yếu.
II. Thân bài
Tình bà cháu thắm thiết, cảm động được khơi gợi qua hình ảnh bếp lửa.
– Hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm khơi gợi kỉ niệm thời thơ ấu bên người bà. Bếp lửa hiện lên trong kí ức như tình bà ấm áp, như sự đùm bọc của bà.
– Những suy ngẫm về người bà: đó là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo của người bà. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình: Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ / Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm / Nhóm bếp lửa ấp ui nồng đượm… Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen / Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
– Đứa cháu dù đi xa, vẫn không thể quên bếp lửa của bà, không quên tấm lòng thương yêu đùm bọc của bà. Bếp lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin, nâng bước cháu trên chặng đường dài. Kì diệu hơn, người cháu nhờ hiểu và yêu bà mà thêm hiểu nhân dân, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương xứ xở.
III. Kết luận
– Bài thơ khiến người đọc xúc động bởi tình cảm bà cháu chân thành, thắm thiết. Nhà thơ đã khéo sử dụng hình ảnh bếp lửa. Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mĩ cao: vừa cụ thể, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện chiều sâu triết lí của bài thơ.
– Tình cảm yêu quý, biết ơn của người cháu đối với bà trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, điểm khởi đầu của tình yêu đất nước.
Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Gợi ý
Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh thân thương. ấm áp về bếp lửa. Đây là hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc vừa thiêng liêng đã khơi dậy trong kí ức người cháu về bà và tình cảm bà cháu: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm / Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Nhà thơ gợi lại cả một thời thơ ấu người cháu bên người bà. Đó là một “tuổi thơ dữ dội" với nhiều gian khổ, thiếu thốn. nhọc nhằn: Tuổi thơ ấy phải chứng kiến nạn đói khủng khiếp: Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi / Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Thời thơ ấu của nhân vật cũng trải giặc giá: bố mẹ bận công tác kháng chiến không về, cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, sớm phải lo toan, tự lập: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa / Tu hú kêu trên những cánh đồng xa. Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi…
Hình ảnh bếp lửa luôn hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sư cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà: Mẹ cùng cha công tác bận không về / Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe / Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học / Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc… Cho nên tuổi thơ ấy nhọc nhằn mà ấm áp, cảm động: Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay…
(Cả dàn ý+văn mẫu nhé!)
" Bếp lửa " của Bằng Việt là chuỗi những dòng kí ức tuổi thơ đẹp đẽ và hơn hết những kỉ niệm đó luôn gắn với người bà thân yêu. Chỉ với một bài thơ bảy khổ nhưng đã khắc họa những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của bà. Bà cũng chính là biểu tượng của những người mẹ Việt Nam vĩ đại, luôn hi sinh hết lòng vì con, vì cháu. Tất cả những vẻ đẹp ấy được thể hiện một cách chân thực nhất, đấy đủ nhất qua những dòng thơ thấm đẫm tình yêu thương.Hình ảnh bà trong dòng kí ức tuổi thơ cháu hiện lên thật gần gũi, thiêng liêng với tình yêu thương vô bờ, sự che chở và bao bọc. Cứ thế qua từng câu thơ, từng con chữ những đức tính, sự hinh sinh của bà được khơi ra với lòng biết ơn, tự hào sâu sắc của tác giả. Hình ảnh của người bà còn chính kà hiện thân cho vẻ đẹp thiêng liêng của người giữ lửa, truyền lửa, trao đi tình yêu thương vô bờ bến của mình cho con, cho cháu và cho cả đất nước
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247