Câu 1 ( trang 111 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Từ “vọng” với ý nghĩa là trông “xa”, dao là “xa”
- Tác giả đứng từ xa để nhìn thác nước núi Lư
- Vị trí này không thể quan sát chi tiết, cụ thể nhưng có thể nhìn bao quát, tổng thể
→ Cái đẹp của thác nước là cái đẹp được quan sát và miêu tả từ xa
Câu 2 (Trang 111 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nhà thơ Lí Bạch đã miêu tả thác nước vào lúc có mặt trời chiếu rọi:
+ Thác nước bọt tung, nước tỏa ra sương khói, mặt trời chiếu xuống tạo ra những tia khói huyền ảo
+ Thác nước trở nên đẹp hơn nhờ ánh nắng mặt trời, giống như lư hương khổng lồ tỏa lên bầu trời
- Ý nghĩa: Khi tả núi Hương Lô có tác dụng làm nổi bật thác nước lung linh, huyền ảo của tạo hóa.
Câu 3 (trang 111 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Câu thơ thứ hai:
+ Nhà thơ đứng từ xa quan sát thấy thác nước tuôn xuống ầm ầm biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên ắng
+ Chữ “quải” biến cái động thành tĩnh, thống nhất với cảm nhận của tác giả
- Câu thứ ba: cảnh vật từ tĩnh chuyển thành động bởi chữ “treo”
+ Hình ảnh dòng thác mờ nhạt và ảo giác về dải ngân hà ở cuối câu trở nên thiếu cơ sở
+ Thế núi cao và sườn núi dốc đứng, tạo ra dòng chảy mạnh, huyền ảo
+ Miêu tả sự hùng vĩ của thác nước trong trạng thái động ở tốc độ chảy nhanh, mạnh
→ Một dòng thác mạnh, nhanh, dốc
- Câu thơ thứ tư:
+ Nhà thơ đứng giữa ranh giới giữa hư với thực
+ Tưởng tượng ra con thác giống như dải ngân hà giống như hàng ngàn ngôi sao lạc khỏi vũ trụ để rơi xuống
+ Tác giả gợi lên cảm xúc kì diệu trong lòng bạn đọc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có
Câu 4 (Trang 112 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Lí Bạch là một trong số những nhà thơ nổi tiếng đời Đường được mệnh danh là thi tiên
+ Tâm hồn ông luôn rộng mở, phóng khoáng, tự do
+ Ông yêu và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của tự nhiên, quê hương đất nước
+ Những câu thơ của ông thể hiện sự tài hoa và tình cảm tha thiết với tự nhiên
Câu 5 (trang 112 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trong hai cách giải thích thì em thích cách dịch trong phần dịch nghĩa vì:
- Nêu được điểm vẻ đẹp của dòng thác giống như dòng sông treo lơ lửng trên không trung tạo ra vẻ đẹp hùng vĩ
Bạn tham khảo nhé:
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tác giả đứng ngắm thác nước từ xa, nơi có thể quan sát toàn cảnh để có cái nhìn tổng thể vẻ đẹp thác nước.
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Câu thơ thứ nhất miêu tả thác nước khi được mặt trời chiếu rọi ánh nắng sinh ra những khói tía huyền ảo. Theo tên gọi đỉnh núi – Hương Lô – luôn có mây mù bao phủ nhưng khi nắng chiếu càng làm cảnh vật lộng lẫy. Hình ảnh được miêu tả tạo ra một phông nền cho hình ảnh trung tâm là thác nước.
Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Những vẻ đẹp khác nhau của thác được miêu tả trong ba câu tiếp :
- Câu thơ thứ hai : Từ “quải” (treo) được sử dụng biến cái động thành cái tĩnh (Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Ở đây bản dịch thơ đã làm mất đi cái tĩnh của từ “quải”.
- Câu thơ thứ ba : miêu tả thác nước với tốc độ mạnh, độ cao ngút và dốc thẳng, khung cảnh trở nên hùng vĩ, mãnh liệt.
- Câu thơ cuối : lối nói phóng đại nhưng vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực, dòng nước cao, mạnh, sự so sánh lột tả hết sức mạnh nên thơ, như thực mà lạ thường.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247