Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :...

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Có lẽ nào anh lại mê em Một cô gái không nhìn rõ mặt Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất Người tin

Câu hỏi :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Có lẽ nào anh lại mê em Một cô gái không nhìn rõ mặt Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất Người tinh nghịch là anh dễ thân Bởi vì thế có em đứng gần Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn” Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón Em đóng cọc rào quanh hố bom Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn Tiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để Anh lặng người như trôi trong tiếng ru. ... Cạnh giếng nước có bom từ trường En không rửa ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiểu bom nổ chậm Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy... Câu 1: xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ Câu 2 : Hình ảnh nhân vật "em" trong đoạn thơ có điều gì thú vị Câu 3: Những hình ảnh : bom từ trường,bom nổ chậm giúp em cảm nhận gì về cuộc sống chiến đấu của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống mĩ Câu 4 : chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ Câu 5 : Tại sao nhà thơ lại bày tỏ cảm xúc : " có lẽ nào anh lại mê em " đối với các cô thanh niên xung phong

Lời giải 1 :

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

4,0

 

1

Thể thơ: Tự do

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2

- Điều thú vị trong hình ảnh nhân vật “Em”:

Người tinh nghịch là anh dễ thân

Em không rửa ngủ ngày châm lấm

Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà

0,5

 

3

- Hình ảnh: Bom từ trường, bom nổ chậm giúp hình dung được công việc của các nữ thanh niên xung phong vô cùng nguy hiểm, nơi sự sống - cái chết cách nhau một danh giới mong manh.

 

 

4

- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (thương em....) nhắc lại 3 lần

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi cảm cho lời thơ.

+ Nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với các nữ thanh niên xung phong với thái độ: Trân trọng, khâm phục, yêu mến, cảm thông...

 5

Học sinh giải thích được:

- Trước những khó khăn gian khổ của chiến tranh, hìnhảnh nhữngcô thanh niên xung phong giàu lòng quả cảm đã để lại trong tâm trí nhà thơ sự khâm phục ngay từ cái nhìn đầu tiên. Từ cuộc gặp gỡ cụ thể ấy, nhà thơ đã nâng tầm nhân vật trữ tình thành bức tượng đài nghệ thuật ngôn từ về lực lượng thanh niên xung phong thời chống Mĩ.

6

- Hình thức: HS viết đảm bảo yêu cầu cấu trúc của của một đoạn văn ngắn

- Nội dung: HS so sánh được hai hình ảnh (những cô thanh niên xung phong và người lính lái xe) để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ VN trong thời kì chống Mĩ cứu nước

+ họ đều có tâm hồn trong sáng, mơ mộng. Tinh thần dũng cảm

+ cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan và yêu đời

+ với tiếng gọi của tổ quốc, họ đều lên đường với nhiệm vụ, với lí tưởng cao đẹp, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án+giải thích:

Câu 1:

Thể thơ:tự do.PTBĐ chính:biểu cảm

Câu 2:

Khi gặp em gái thanh niên xung phong, Phạm Tiến Duật mới 27 tuổi, nếu ở giai đoạn hiện nay có lẽ một nhà thơ 27 tuổi đã được nếm trải nồng nàn thi vị của tình yêu… nhưng ở giai đoạn mà cả nước dốc lòng đánh Mỹ, thì thi vị của tình yêu là giọng nói, là cái liếc nhìn, là những kỉ niệm sâu xa mà hai thân thể khác giới không hề tiếp xúc.

Câu 3:

Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những “người đẹp nhất, thông minh nhất”. Phương Định rất nhạy cảm. Cô biết mình có “cái nhìn sao mà xa xăm” như lời các anh lái xe nhận xét nhưng cô lại không biểu lộ tình cảm và thích kín đáo giữa đám đông. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v... Thế nhưng với Phương Định, sự nhạy cảm về tâm hồn có lẽ được biểu hiện tinh tế nhất ở chỗ, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ vụt qua trên cao điểm, cũng đủ đánh thức trong cô những ký ức về quê hương, gia đình, khơi dậy trong cô khát khao sum họp đến cháy bỏng.
Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom” nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”.
Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.
“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và chỉ những người nữ thanh niên xung phong dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao mới có được !
Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong.
Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nư.

Câu 4:

Thương em, thương em, thương em biết mấy...Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống họ là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống.Nhưng họ vẫn là một người con gái ở họ.Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang âm ỉ xa dần, thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh còn nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ...”. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dù chỉ có ba người (lại là ba phụ nữ); họ phân công nhau phá bằng hết những quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ giải quyết hết”.Những người con gái ấy phải chịu nhiều gian khổ,khó khăn.

Câu 5:

Con người sinh ra là để yêu, để sống, để học tập và cống hiến cho quê hương đất nước. Nếu như trong mỗi chúng ta không có tình yêu thì bầu trời này làm gì có mùa xuân ấm áp. Và những cô thanh niên xung phong xả thân dưới làn mưa bom của kẻ thù cũng là để giành lấy tình yêu bất diệt đó…!“Có lẽ nào anh lại mê em? ”, nhà thơ tự đặt cho mình một dấu chấm hỏi, dấu chấm hỏi đó là cái tình được giấu trong trái tim nồng nàn lãng mạn của tác giả: “Người tinh nghịch là anh dễ thân/ Bởi vì thế có em đứng gần/ Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là Thạch Nhọn…”.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247