Câu 1: - Vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta, tiếp giáp với:
+Phía Bắc giáp Trung Quốc
+Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ
+Phía Tây giáp với Lào
+Phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế :
+Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông
+Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ
+Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng
+Tiềm năng thủy điện trên các sông lớn, đặc biệt là sông Đà
+Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm,thiếc, boxit, apatit, pirit, đá xây dựng
+Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trông, đánh bắt thủy sản, du lịch
câu 1:
- Vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta
- Tự nhiên:
-Tài nguyên thiên nhiên : đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.
- Có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới , cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
câu 2:- Các sản phẩm rau màu vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn.
- Đạng hóa cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ của vùng.
- Khắc phục tính mùa vụ, tạo việc làm cho người dân, tránh lãng thời gian lao động dư thừa của người nông dân.
câu 3:Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn, từ Tây sang Đông.
- Phân hóa theo chiều Bắc- Nam:
+ Phía Bắc: là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản giàu có.
+ Phía Nam: là dải Trường Sơn Nam có diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.
- Phân hóa theo chiều Tây- Đông:
Từ Tây sang Đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển, mỗi dạng địa hình đem đến một lợi thế phát triển kinh tế khác nhau cho vùng.
câu 4:* Thành tựu
- Bình quân lương thực trên đầu người tăng.
- Hình thành các vùng thâm canh lúa ở đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- Mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, mặt nước nuôi trồng thủy sản.
- Số lượng đàn gia súc và gia cầm, đặc biệt đàn trâu, bò đều tăng.
- Hình thành và phát triển mạnh mẽ các mô hình nông - lâm kết hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường.
* Khó khăn
Diện tích đất canh tác ít lại xấu, thiên tai thường xuyên xảy ra; dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển; đời sống dân cư rất khó khăn.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247