Trang chủ Địa Lý Lớp 8 1. Nêu đặc điểm khí hậu sông ngòi, cảnh quan...

1. Nêu đặc điểm khí hậu sông ngòi, cảnh quan châu Á, 2. Nêu đặc điểm dân cư và tình hình phát triển nông nghiệp, công nghiệp châu Á? 3. Nêu vị trí địa lí và đặ

Câu hỏi :

1. Nêu đặc điểm khí hậu sông ngòi, cảnh quan châu Á, 2. Nêu đặc điểm dân cư và tình hình phát triển nông nghiệp, công nghiệp châu Á? 3. Nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á ? giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á? 4. Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế- xã hội khu vực Nam Á? Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?

Lời giải 1 :

1. Nêu đặc điểm khí hậu sông ngòi, cảnh quan châu Á
* Khí hậu:

- Từ bắc xuống nam, châu Á có các dới khí hậu sau:
+ Đới khí hậu cực và cận cực.
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
+ Đới khí hậu nhiệt đới.
+ Đới khí hậu Xích đạo.
- Khí hậu châu Á chia thành nhiều đới vì lãnh thổ châu Á trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều từ cực về Xích đạo.
* Sông ngòi:

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.
* Cảnh quan: rất đa dạng: rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm.
2. Nêu đặc điểm dân cư và tình hình phát triển nông nghiệp, công nghiệp châu Á?
* Đặc điểm dân cư: Dân số đông nhất thế giới, luôn chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (năm 2020: 62,9%).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bằng mức trung bình của thế giới nhờ thực hiện tốt chính sách dân số ở các nước đông dân.
- Tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.

* Tình hình phát triển:

$ Nông nghiệp: đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất.

 + Lúa gạo: 93% sản lượng lúa gạo thế giới, là cây lương thưc quan trọng nhất.

 + Lúa mì: 39% sản lượng lúa mì thế giới.

- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân, sản xuất lương thực đủ cho tiêu dùng trong nước.

- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Vật nuôi thay đổi theo các khu vực khí hậu: khí hậu lạnh nuôi tuần lộc, khô hạn nuôi dê, ngựa, cừu; gió mùa ẩm ướt nuôi trâu bò, lợn, gà vịt...

$ Công nghiệp: phát triển đa dạng nhưng chưa đều.

-  Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước.

-  Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo, Ấn Độ.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có mặt ở nhiều nước khác nhau.

3. Nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á ? giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?

* Vị trí địa lí + Đặc điểm tự nhiên:

$ Nam Á:

- Vị trí địa lí: Tiếp giáp

 + Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.

 + Tiếp giáp vịnh Ben-gan, biển Ả-rập, Ấn Độ Dương.

- Địa hình: 3 miền địa hình khác nhau: 

 + Phía Bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a, cao và đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.

 + Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.

 + Nằm giữa là đồng bằng Ấn- Hằng.

- Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:

+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.

+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.

- Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

$ Tây Nam Á:

- Vị trí địa lí: Nằm ở phía Tây Nam của châu Á.

 + Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

 + Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

⇒ Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

- Địa hình: chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:

+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

- Khí hậu: khô hạn

- Sông ngòi: kém phát triển

- Cảnh quan: thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

$ Đông Á:

- Vị trí địa lí: nằm ở phía Đông châu Á.

+ Tiếp giáp: các khu vực Bắc Á, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á. Phía Đông và Đông Nam giáp Thái Bình Dương và biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, biển Nhật Bản.

+ Lãnh thổ Đông Á gồm hai bộ phận: 

  · Phần đất liền: bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

  · Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.

- Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc. 

 + Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.

- Khí hậu + cảnh quan:

+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.

+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

- Sông ngòi:

+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn. 

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.

- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

* Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình:

- Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa > 1000mm).

- Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đề-can tạo nên hành lang hút gió mùa Tây Nam, mang lại lượng mưa lớn cho vùng (>1000 mm).

- Đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa ớn. (>1000mm).

- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251– 750 mm).

4. Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế- xã hội khu vực Nam Á? Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?
* Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội:

$ Dân cư

- Nam Á là khu vực có số dân dông bậc nhất trên thế giới.

- Mật độ dân số cao, tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

- Nam Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.

- Hiện nay, dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo...Tôn giáo ảnh hưởng đến tình hình kinh tế- xã hội ở Nam Á.

$ Kinh tế - xã hội

- Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới. 

+ Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,...

+ Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng".

* Khu vực Nam Á có sự phân bố dân cư không đều vì:

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước...).

+ Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.

+ Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt...
- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông...
+ Các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn - Hằng).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn - Hằng có lịch sử khai thác lâu đời.

Chúc bạn học tốt^^

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Đặc điểm sông ngòi châu Á
- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

2- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).

- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.

- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:

+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...

+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.

3+ Bắc Á: nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.
+ Đông Á, Đông Nam Á: sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
+ Tây Nam Á và Trung Á: do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

4

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước...).

+ Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.

+ Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt...
- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông...
+ Các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn - Hằng).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn - Hằng có lịch sử khai thác lâu đời.




Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247