Trang chủ Địa Lý Lớp 8 1. Giải thích sự phân bố mưa ở Nam Á?...

1. Giải thích sự phân bố mưa ở Nam Á? 2. Giải thích về sự phân bố dân cư của Nam Á? câu hỏi 3282425 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

1. Giải thích sự phân bố mưa ở Nam Á? 2. Giải thích về sự phân bố dân cư của Nam Á?

Lời giải 1 :

1

-Khí hậu của khu vực Nam Á có sự phân hóa giữa các địa phương. Sự đa dạng này chịu sự ảnh hưởng bởi độ cao và các yếu tố khác như khoảng cách với bờ biển và tác động của gió mùa.

-Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á phân bố không đều là do:

+Các vùng phía Nam của dãy Hi-ma-lay-a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ Tây của dãy Gát Tây: độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên những vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc có lượng mưa lên đến 11000 mm/năm.

+Vào sâu trong sơn nguyên Đê-can, lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng từ đại dương.

+Phía Tây Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu nóng và khô. Có nơi lượng mưa < 200 mm/năm, hình thành hoang mạc Tha.

2

-Nam Á là khu vực có số dân đông bậc nhất trên thế giới. Mật độ dân số cao và tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển và các con sông lớn. Hiện nay dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

Nguyên nhân dẫn đến phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

-Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước,…)

+Đồng bằng Ấn – Hằng và dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt nên dân cư thưa thớt.

-Điều kiện kinh tế – xã hội

+Dân cư tập trung đông đúc ở các đô thị, các trung tâm công nghiệp và những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng,… Bên cạnh đó, các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư cũng tập trung đông.

+Đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác từ lâu đời nên lượng dân cư ở khu vực này vốn đã đông đúc từ trước.

chuc bn hc giỏi

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.

Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình:

- Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa > 1000mm).

- Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đề-can tạo nên hành lang hút gió mùa Tây Nam, mang lại lượng mưa lớn cho vùng (>1000 mm).

- Đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa ớn. (>1000mm).

- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251– 750 mm).

2.

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
-Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước...). Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân Cư thưa thớt...
- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông...
Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn - Hằng).
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn - Hằng có lịch sử khai thác lâu đời.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247