Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí, kích thước lãnh thổ, địa hình và khoáng sản ở Châu Á
Châu Á:
* Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc , trải dài từ cực Bắc đến gần Xích đạo
- Là châu lục lớn nhất trên thế giới
- Diện tích: 44,4 triệu km²
- Lãnh thổ trải rộng phần phía đông của bán cầu Bắc ⇒ Tự nhiên châu Á phân hoá đa dạng
* Địa hình:
- Gồm nhiều núi , sơn nguyên tập trung ở phần trung tâm và nhiều đông bằng rông nằm xen kẽ nhâu làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp
Núi chạy theo 2 hướng chính : BẮc -Nam ; gần Bắc -Nam ; Đông -Tây ; gần Đông- Tây
- khoáng sản : phong phú đa dạng có trữ lượng lớn
chủ yếu gồm: dầu mỏ ; khí đốt ; than ; sắt;...
Câu 2: Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu châu Á? Phân biệt kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa
*Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu châu á
a) Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng
– Khí hậu phân hóa thành nhiều đới khác nhau. Từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo lần lượt có các đới khí hậu: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.
– Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
+ Đới khí hậu ôn đới: kiểu ôn đới lục địa, kiểu ôn đới gió mùa, kiểu ôn đới hải dương.
+ Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt gió mùa,
kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.
+ Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô. kiểu nhiệt đới gió mùa.
b) Giải thích
– Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
– Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.
* Sự khác nhau của các kiểu khí hậu
– Các kiểu khí hậu gió mùa:
+ Phân bố: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
+ Đặc điểm: trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
– Các kiểu khí hậu lục địa:
+ Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
+ Đặc điểm: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 – 500 mm, độ ẩm không khí luôn luôn thấp.
Tại sao dân cư châu Á phân bố không đều?
Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phân bố dân cư không đều và thay đổi theo thời gian: Một số quốc có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn, còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Á, ngoài ra do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc Sa mạc, hoang mạc lạnh... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều và thay đổi theo thời gian.
Dân cư châu Á đông, gia tăng nhanh lại phân bố không đều đã tác động xấu đến tài nguyên và môi trường như thế nào?
+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.
+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.
+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).
- Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
+ Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
+ Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.
+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.
+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.
Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí, kích thước lãnh thổ, địa hình và khoáng sản ở Châu Á
- Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương (Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương).
- Kích thước lãnh thổ: 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo phụ thuộc).
Câu 2: Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu châu Á? Phân biệt kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa
- Lãnh thổ kéo dài từ cực Bắc đến Xích đạo khiến lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
- Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở lục địa.
Câu 3: Trình bày đặc điểm sông ngòi Châu Á?
- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.
- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.
- Chế độ nước:
+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.
+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á:
Câu 4: Trình bày đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội Châu Á? Tại sao dân cư châu Á phân bố không đều?
– Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 9% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỷ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.
– Những lý do dẫn đến dân cư Châu Á đông. Cụ thể như sau:
+ Phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới.
+ Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động.
+ Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.
– Dân cư xã hội Châu Á có những đặc điểm như sau:
+ Châu Á có số dân đứng đầu thế giới.
+ Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.
+ Dân số tăng nhanh mật độ dân số không đồng đều.
+ Hiện nay nhiều nước châu Á đang thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số do đó tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên mới giảm mạnh qua các năm gần đây.
– Châu Á có nền văn hóa đa dạng với sự ra đời của nhiều tôn giáo lớn, hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều bắt nguồn từ châu Á. Cụ thể:
+ Ấn độ giáo: Ra đời ở Ấn Độ vào khoảng 2500 TCN thờ Đấng tối cao Ba La Môn, phân bố chủ yếu ở Ấn Độ.
+ Phật giáo: Ra đời ở Ấn Độ vào thế kỉ VI TCN, thờ Phật Thích Ca, phân bố chủ yếu ở Đông Á và Nam Á
+ Ki-tô giáo: Ra đời ở Pa-le-xtin vào đầu công nguyên, thờ chúa Giê Su, chủ yếu ở Philippines.
+ Hồi Giáo: Ra đời ở A-rập-Xê-út vào thế kỷ VII sau công nguyên, thờ Thánh A La phân bố chủ yếu ở Nam Á, Malaysia, Indonesia
Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.
Dân cứ châu Á không đồng đều vì: do địa hình và khí hậu
+Dân cư tập trung đông ở những nơi: đồng bằng, trung du, ven biển
+Dân cứ thưa thớt ở những nơi: cao nguyên, sơn nguyên
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247