Trang chủ Hóa Học Lớp 9 Chụp từ bài 15 đến bài 20 hoá 9 Mn...

Chụp từ bài 15 đến bài 20 hoá 9 Mn có ai chép bài thì giúp mình nhé :((( câu hỏi 3283236 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Chụp từ bài 15 đến bài 20 hoá 9 Mn có ai chép bài thì giúp mình nhé :(((

Lời giải 1 :

Đáp án: Bài 15

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG

1. Tính dẻo

Tiến hành thí nghiệm:

STT

Cách tiến hành

Hiện tượng

Giải thích

1

Dùng búa đập một đoạn ruột bút chì

Ruột bút chì bị gãy vụn

Ruột bút chì không có tính dẻo

2

Dùng tay bẻ một đoạn dây đồng

Dây đồng không bị gãy

Đồng có tính dẻo

3

Dùng búa đập một đoạn dây nhôm

Dây nhôm chỉ bị dát mỏng

Nhôm có tính dẻo

- Khi tác dụng cơ học đủ mạnh lên kim loại, nó bị biến dạng. Sự biến dạng này là do các lớp mạng tinh thể kim loại trượt lên nhau. Nhưng các lớp mạng tinh thể này không tách rời nhau mà vẫn liên kết với nhau nhờ các electron tự luôn luôn di chuyển qua lại giữa các lớp màng tinh thể. Do vậy, kim loại có tính dẻo.

- Những kim loại có tính dẻo hơn cả là Au, Al, Cu, Ag, Sn,… Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micrô (1 micrô =1/1000 mm) và ánh sáng có thể đi qua được.

2. Tính dẫn điện

- Kim loại có tính dẫn điện

- Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau là do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau.

+ Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,…

+ Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt

3. Tính dẫn nhiệt

- Đốt nóng một đây kim loại, những electron tự do ở đây di chuyển nhanh hơn. Trong quá trình chuyển động, những electron này truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng có nhiệt độ thấp hơn, vì vậy kim loại dẫn nhiệt được.

- Nói chung những kim loại nào dẫn điện thì dẫn nhiệt tốt.

- Những kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt không giống nhau. Thí dụ tính dẫn nhiệt của các kim loại giảm theo thứ tự Ag, Cu, Al, Zn, Fe,…

- Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt

4. Tính ánh kim

Hầu hết kim loại đều có ánh kim, vì các electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được.

- Một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác

II. NHỮNG TÍNH CHẤT KHÁC CỦA KIM LOẠI

1. Tỉ khối

- Những kim loại khác nhau có tỉ khối khác nhau rõ rệt. Ví dụ kim loại có tỉ khối nhỏ nhất (kim loại nhẹ nhất) là Li 0,5, kim loại có tỉ khối lớn nhất (kim loại nặng nhất) là Os 22,6

- Quy ước những kim loại có tỉ khối nhỏ hơn 5 là kim loại nhẹ, như Na, K, Mg, Al,… Những kim loại có tỉ khối lớn hơn 5 là kim loại nặng, như Fe, Zn, Cu, Ag, Au,…

2. Nhiệt độ nóng chảy

- Nhiệt độ của kim loại loại cũng khác nhau. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg (-390C), kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W (34220C).

3. Tính cứng

- Những kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau. Có kim loại mềm như sáp, dùng dao cắt được dễ dàng như Na, K,… Ngược lại có kim loại rất cứng không thể dũa được như W, Cr

Những tính chất: tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng của kim loại phụ thuộc chủ yếu vào bán kính và điện tích ion, khối lượng nguyên tử, mật độ electron tự do trong kim loại.

Bài 16

I. Tác dụng với phi kim 

1. Tác dụng với oxi

2Mg + O2 2MgO

3Fe + 2O2  Fe3O4

* Kết luận: Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt) phản ứng với oix ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit.

2. Tác dụng với phi kim khác

  • Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)

Cu + Cl2  CuCl2

2Fe + 3Cl2  2FeCl3

Nếu Fe dư: Fe + 2FeCl3  3FeCl2

  • Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)

Fe + S  FeS

Hg + S → HgS

=> Ứng dụng: dùng lưu huỳnh để thu hồi thủy ngân khi ống nhiệt kế bị vỡ

II. Tác dụng với dung dịch axit 

1. Tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng (trừ Cu, Ag, Au, Pt)

Fe + HCl → FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

2. Tác dụng với axit H2SO4đặc nóng và HNO3 đặc nóng

2Ag + H2SO4 đặc  Ag2SO4+ SO2 ↑ + 2H2O

2Al + 6H2SO4 đặc  Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Lưu ý: Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội

III. Tác dụng với dung dịch muối 

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Nhận xét: Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Nhận xét: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu

=> Hoạt động hóa học của Fe > Cu > Ag

Kết luận: Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba…) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

Bài 17

1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

- Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.

- Dãy hoạt động của một số kim loại:

2. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại

a) Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải

=> K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.

b) Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

c) Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; H2SO4loãng,….) tạo ra H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu + 2HCl → không phản ứng (vì Cu đứng sau H)

d) Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Chú ý: Khi cho Na vào dung dịch CuCl2thì:

+ Na phản ứng với nước trước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

+ Sau đó xảy ra phản ứng: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

............................................

Mời các bạn tham khảo bài tập Hóa học 9: Giải bài tập trang 54 SGK Hóa lớp 9: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 17. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Hóa học lớp 9, Giải bài tập Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9  đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Bài 18

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3), mềm, nóng chảy ở 660°c.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại

a) Phản ứng với oxi và một số phi kim

Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Cl2 tạo thành muối.

Ví dụ:

  

Chú ý: Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.

b) Phản ứng với axit (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng H2.

Ví dụ:

  2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc, nguội,

c) Phản ứng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới.

Ví dụ:

  2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu

2. Nhôm có tính chất hóa học nào khác?

Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

Ví dụ:

  2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

III. ỨNG DỤNG

Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng....

Đuyra (hợp kim của nhôm) nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu vũ trụ…

IV. SẢN XUẤT NHÔM

Nguyên liệu: quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3.

Phương trình hóa học: bạn tự viết nhé

Bài 19

I. Tính chất vật lí:

ắt là kim loại màu trắng xám, khi ở dạng bột có màu đen.

Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm). Khối lượng riêng D = 7,86g/cm3, nóng chảy ở 1539°C.

Sắt dẻo nên dễ rèn.

II. Tính chất hóa học:

Sắt có những tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với nhiều phi kim

Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối.

Ví dụ:

  

2. Tác dụng với dung dịch axit

Sắt tác dụng với dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II)  giải phóng H2.

Phương trình hóa học:

  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

Khi sắt phản ứng với HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng sản phẩm thu được chứa muối sắt (III) và không giải phóng H2.

3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn

Ví dụ:

  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 

Giải thích các bước giải:

Bài 20 nhé

I. HỢP KIM CỦA SẮT

Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim.

1. Gang

Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các nguyên tố khác như Si, Mn, S,...

Gang cứng và giòn hơn sắt.

2. Thép

Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

Thép có nhiều tính chất lí, hóa quý hơn sắt. Thép được dùng làm vật liệu xây dựng, chế tạo chi tiết máy, dụng cụ lao động, phướng tiện giao thông...

II. SẢN XUẤT GANG, THÉP

1. Sản xuất gang như thế nào?

a) Nguyên liệu:

Nguyên liệu sản xuất gang là quặng sắt, thí dụ quặng manhetit (chứa Fe3O4), quặng hematit (chứa Fe2O3); than cốc (than đã được tinh chế); không khí giàu oxi và một số chất phụ gia khác như đá vôi CaCO3,...

b) Nguyên tắc: Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim (lò cao).

c) Quá trình sản xuất gang trong lò cao:

Quặng, than cốc, đá vôi có kích thước vừa phải được đưa vào lò cao qua miệng lò và xếp thành từng lớp xen kẽ nhau. Không khí nóng được thổi từ hai bên lò từ dưới lên.

- Phản ứng tạo thành khí CO:

  

- Phản ứng khử oxit sắt thành sắt.

  

Sắt nóng chảy hòa tan một ít cacbon tạo thành gang.

- Đá vôi bị phân hủy thành CaO, kết hợp vơi SiO2 có trong quặng tạo thành xỉ.

  

Xỉ nhẹ nổi lên trên và được đưa ra ở cửa tháo xỉ.

2. Sản xuất thép như thế nào

a) Nguyên liệu sản xuất:

Nguyên liệu sản xuất thép là gang, sắt phế liệu, khí oxi.

b) Nguyên tắc sản xuất:

Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố cacbon, silic, mangan,...

c) Quá trình sản xuất thép:

Luyện thép được thực hiện trong lò Bet-xơ-me.

Thổi khí oxi vào lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao. Khí oxi oxi hóa các nguyên tố trong gang như C, Mn, Si,..

Sản phẩm thu được là thép.

Xong r chúc bạn học tốt

 

image

Thảo luận

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247