Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 1. Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng...

1. Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa: phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt. 2. Tìm danh từ; động từ; tính từ và quan hệ từ trong đoạ

Câu hỏi :

1. Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa: phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt. 2. Tìm danh từ; động từ; tính từ và quan hệ từ trong đoạn văn sau: Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. 3. Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu văn sau: Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình. 4. Tìm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu kể nào? Tôi nhẹ nhàng vuốt lên mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ của Tomy. Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào. Bố Tomy cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. 5. Gạch dưới những từ chỉ quan hệ dùng sai trong các câu sau rồi thay thế bằng từ chỉ quan hệ từ thích hợp để tạo thành câu đúng: a. Dù kẻ thù tra tấn dã man nên anh vẫn không khai nửa lời. b. Vì anh đến muộn thì tất cả mọi người phải chờ. c. Tui quả nhỏ nên hương vị của nó thật là đặc biệt. 6. Đối với những từ dưới đây em hãy đặt hai câu ( một câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyện) a. Danh từ: mặc; b. Động từ: chạy; c. Tính từ: cứng 7. Tìm chủ ngữ; vị ngữ; trạng ngữ trong các câu sau và chỉ rõ đâu là câu đơn, đâu là câu ghép? a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận có thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

Lời giải 1 :

Bài 1 :

Nhóm 1: phân vân, do dự

Nhóm 2: se sẽ, nhè nhẹ

Nhóm 3:  quấn quýt, quyến luyến

Bài 2 : 

Danh từ : cô bé, thầy giáo, dàn đồng ca, bộ, quần áo

Động từ : loại, mặc

Tính từ : gầy, thấp, bẩn, cũ, rộng

Quan hệ từ : vừa... vừa… tại.

Bài 3 : 

Từ đơn : như, khi, ông, mãi, những, của

Từ ghép : thời gian, lắng động, lặng yên, đọc đi đọc lại, dòng chữ, con mình

Từ láy : nguệch ngoạc

Bài 4 : 

Tôi     /     nhẹ nhàng vuốt lên mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ của Tomy.

CN                           VN
Bà      /        đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào.

CN                          VN

Bố      /     Tomy cau mày.

CN            VN

Nhưng rồi / khuôn mặt ông   /  dãn ra.

                        CN                       VN

Bài 5 :

a. Dù kẻ thù tra tấn dã man nên anh vẫn không khai nửa lời.

Sửa lại : Dù kẻ thù tra tấn dã man nhưng anh vẫn không khai nửa lời.

b. Vì anh đến muộn thì tất cả mọi người phải chờ.

Sửa lại : Vì anh đến muộn nên tất cả mọi người phải chờ.

c. Tuy quả nhỏ nên hương vị của nó thật là đặc biệt.

Sửa lại : Tuy quả nhỏ nhưng hương vị của nó thật là đặc biệt.

Bài 6 : 

Nghĩa gốc : 

a, Em đang mặc một bộ đồ rất đẹp

b, Tôi đang xem chạy maraton trên TV

c, Cục đá này cứng quá !

Nghĩa chuyển : 

a, Bạn ấy mặc cảm vì gia đình mình

b, Họ phải chạy chữa khắp nơi để chữa bệnh.

c, Anh ấy càng lớn càng cứng cáp

Bài 7 : 

a. Một cô giáo  /   đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   CN                       VN

b, Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc /  cô    /    đã nhận có thấy có gì không bình thường,

                                                                                CN            VN

cô   /   liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.

CN             VN

c. Thấy vậy  / cô    /  liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

                     CN        VN

Câu đơn : câu a và câu c

Câu ghép : câu b

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

    

Thảo luận

-- mk ở hà tĩnh
-- ừm ....
-- bn hk lop 7 gì thế
-- lớp 7 thôi
-- ko phải 7ahay 7b ah
-- à ở hà tĩnh mới có 7a 7b chú ở đà nẵng thì chỉ có dùng số thôi
-- chứ
-- umk

Lời giải 2 :

`#Cr7`

câu 1,

Nhóm 1 : phân vân , do dự

Nhóm 2 : se sẽ , nhè nhẹ

Nhóm 3 :  quấn quýt , quyến luyến

câu 2,

Danh từ : cô bé , thầy giáo , dàn đồng ca , bộ , quần áo

Động từ : loại , mặc

Tính từ : gầy , thấp , bẩn, cũ, rộng

Quan hệ từ : vừa , tại

câu 3,

Từ đơn : như , khi , ông , mãi , những , của

Từ ghép : thời gian , lắng động , lặng yên , đọc đi đọc lại , dòng chữ , con mình

Từ láy : nguệch ngoạc

câu 4,

Tôi / nhẹ nhàng vuốt lên mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ của Tomy .

CN                                                        VN

⇒ Thuộc kiểu câu kể ai làm gì
/ đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào .

CN                          VN

⇒ Thuộc kiểu câu kể ai làm gì

Bố / Tomy cau mày .

CN            VN

⇒ Thuộc kiểu câu kể ai thế nào

Nhưng rồi / khuôn mặt ông / dãn ra .

                            CN                      VN

⇒ Thuộc kiểu câu kể ai thế nào

câu 5,

a, Dù kẻ thù tra tấn dã man nên anh vẫn không khai nửa lời .

⇒ Dù kẻ thù tra tấn dã man nhưng anh vẫn không khai nửa lời .

⇒ Sửa quan hệ từ : "nên" thành "nhưng"

b, Vì anh đến muộn thì tất cả mọi người phải chờ .

⇒ Vì anh đến muộn nên tất cả mọi người phải chờ .

⇒ Sửa quan hệ từ : "thì" thành "nên"

c, Tuy quả nhỏ nên hương vị của nó thật là đặc biệt .

⇒ Tuy quả nhỏ nhưng hương vị của nó thật là đặc biệt .

⇒ Sửa quan hệ từ : "nên" thành "nhưng"

câu 6,

a, Nghĩa gốc :

- Cô ấy đang mặc một chiếc váy màu đỏ .

- Những đứa trẻ đang chạy ngoài sân .

- Cánh cửa này cứng hơn những cánh cửa bình thường .

b, Nghĩa chuyển : 

- Mặc dù trên đường có rất nhiều người cực khổ xin tiền nhưng cậu ấy vẫn mặc họ .

- Chị ấy phải chạy chữa khắp nơi để chữa bệnh cho mẹ .

-  Tay nghề của anh ấy rất cứng .

câu 7,

a, Một cô giáo / đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận .

       CN                          VN

b, Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc / / đã nhận có thấy 

                              TN                                                CN                      VN

có gì không bình thường, /    /   liền thu xếp cho tôi đi khám mắt .

                                            CN                         VN

c, Thấy vậy / / liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

       TN         CN             VN

⇒ Câu đơn : câu a và câu c

⇒ Câu ghép : câu b

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247