- Hai vùng chí tuyến có diện tích lục địa lớn, là nơi ngự trị của khối khí áp cao cận chí tuyến (chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến) do vậy khí hậu khô hạn, càng vào sâu trong lục địa tính lục địa càng tăng lượng mưa càng ít, xuất hiện các hoang mạc và bán hoang mạc khô hạn.
- Vùng ôn đới có khối áp thấp ôn đới ngự trị (hút gió), gió Tây ôn đới thổi thường xuyên đem lại lượng mưa tương đối lớn cho khu vực này.
Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.
+ Khu vực xích đạo lượng mưa nhiều nhất (1700mm).
⟹ do đây là khu vực áp thấp hút gió, nhiệt độ độ ẩm cao, chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt nên lượng nước bốc hơi mạnh, mưa nhiều.
+ Khu vực chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít (600 mm).
⟹ do có khí áp cao cận chí tuyến ngự trị (chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến), tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn nên khí hậu khô hạn, mưa ít.
+ Hai khu vực ôn đới (ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam) có mưa nhiều (800 -1200 mm).
⟹ do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.
+ Hai khu vực cực mưa ít nhất (100 -200 mm).
⟹ do có khí áp cao ngự trị, không khí lạnh khô, nước không bốc hơi lên được
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247