Bạn tham khảo bài dàn bài và bài viết dưới đây nhé:
1/ Dàn bài tham khảo:
MB:
Giới thiệu cảnh định tả.
TB:
- Tả bao quát:
Cảnh đẹp đó nhìn bao quát thì như thế nào? Mỗi khi tới nơi này sẽ đem lại cho người ta cảm giác gì? (dễ chịu? thoải mái? Tự do tự tại?)
- Tả cụ thể:
+Dòng sông hình dáng như thế nào? Trông xa thì như thế nào? Tới gần thì ra sao?
+Buổi sáng: mặt trời vừa nhô lên, trên mặt sông có gì khác biệt? chim hót líu lo?
+Trưa: Không gian yên tĩnh, mặt trời chiếu xuống lòng sông, cây cối bên quanh tỏa bóng mát,…
+Chiều tà: Mặt trời gác núi, màn đêm buông xuống,…
+Tối: Tiếng sáo vi vu vang khắp mặt sông,…
KB
- Cảm xúc của em khi đứng trước cảnh đẹp
- Em phải làm gì để giữ gìn cảnh đẹp đó
2/ Bài viết tham khảo:
Dẫu có đi bao xa đi chăng nữa, ngắm nhìn bao nhiêu cảnh đẹp thì vẫn chẳng đâu đẹp bằng khung cảnh quê hương. Quê hương em có con sông Bắc Hưng Hải, mỗi lần đi đâu xa trở về em đều muốn quay trở lại nơi này.
Nhìn từ trên cao, con sông giống như một tấm vải dài, uốn lượn quanh co, hiền hòa. Dòng sông mang màu nâu đục, chở nặng phù sa vào tưới tiêu cho đồng ruộng. Hai bên bờ sông là hai hàng cây xanh mướt, rợp bóng mát. Phía xa xa là nhà cửa, làng mạc lấp ló sau những rặng cây. Sáng sớm, khi mà mặt trời bắt đầu rục rịch cựa mình sau những đám mây, hai hàng cây hãy còn phủ mình trong sương sớm, thảm cỏ phía dưới còn đẫm những hạt sương đêm, dòng sông đã bắt đầu chảy trôi hiền hòa. Khi mặt trời ló rạng, chim chóc trên từng cành cây bắt đầu ríu rít hót líu lo báo hiệu một ngày mới. Con người cũng xuất hiện hòa mình vào cuộc sống thường ngày. Buổi trưa đến dòng sông lại trở về với sự yên ả hiếm thấy. Ánh nắng chói chang chiếu xuống lòng sông như được trải một lớp bạc. Đứng từ trong những bóng cây râm mát nhìn ra thật sự có chút chói mắt. Gió từ đâu thổi vi vu vào từng cành cây, ngọn cỏ mang theo hơi thở sông nước. Chiều đến cả khúc sông lại nhộn nhịp bởi những hoạt động thường ngày của con người. Vài chiếc thuyền trên sông qua lại kéo theo cả vài cánh bèo trôi theo. Tối đến khi màn đêm buông xuống, dòng sông lại trở về với vẻ tĩnh mịch vốn có. Chỉ còn nghe thấy tiếng sáo thanh thanh trong đêm như ca bài ca yêu cuộc sống hơn sau mỗi ngày vất vả.
Nhịp sống mỗi ngày vẫn như vậy nhưng dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về con sông quê hương, nhớ từng nhành cây, ngọn cỏ nơi này, nhớ cả những con người bé nhỏ với nhịp sống thầm lặng mà hối hả ở nơi đây.
Mở bài: Giới thiệu con sông.
Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.
Thân bài:
Tả bao quát:
Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi nghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.
Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.
Tả chi tiết:
Buổi sáng:
Bầu trời trong xanh, cao vời vợi, đám mây trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.
Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông
Buổi trưa:
Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng, nước sông lấp lánh...
Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.
Buổi chiều:
Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con nô đùa dưới làn nước mát
Buổi tối:
Khi trăng lên, mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh, như khoác một chiếc áo dát bạc
Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt, các ngư dân lại quăng những mẻ lưới mới....
Kết bài:
Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247