Trang chủ Sinh Học Lớp 11 Kể tên các con đường hô hấp ở thực vật....

Kể tên các con đường hô hấp ở thực vật. Nêu vị trí diễn ra và số lượng ATP tạo thành ở mỗi con đường. câu hỏi 3296866 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Kể tên các con đường hô hấp ở thực vật. Nêu vị trí diễn ra và số lượng ATP tạo thành ở mỗi con đường.

Lời giải 1 :

CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men)

- Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

- Diễn ra ở tế bào chất

- Diễn biến: gồm 2 quá trình:

*Đường phân: là quá trình phân giải glucozơ => axit piruvic và 2 ATP.

*Lên men: là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.

- Kết quả: Từ 1 phân tử glucozo qua phân giải kị khí giải phóng 2 phân tử ATP

2. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí)

- Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nẩy mầm, hoa đang nở …

- Điều kiện: có đủ oxi

- Diễn biến:

  • Đường phân: 1 Glucozo => 2 Axit piruvic + 2ATP + 2NADH
  • Hô hấp hiếu khí diễn ra ở ti thể gồm 2 quá trình: 

*Chu trình Crep: diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có ôxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị ôxi hoá hoàn toàn.

*Chuỗi chuyền electron: diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến ôxi để tạo ra nước và giải phóng năng lượng ATP. Từ 2 phân tử axit piruvic, qua hô hấp giải phóng ra 6CO2, 6H2O và 36ATP.
- Kết quả: Từ 1 phân tử glucozơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.

Thảo luận

-- Siêu vậy
-- bài học cô đưa mình chép ấy
-- vậy à, nhưng bạn biết áp dụng để trl câu hỏi, thế là siêu r
-- cám ơn bạn
-- k có chi, hihi

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247