Câu 2:
Khi nghe tin dữ làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai sững sờ, bất ngờ, choáng váng, cảm thấy như một nỗi bất hạnh lớn đổ sập xuống đầu ông. Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng hẳn đi tưởng như không thở được, giọng ông lão lạc hẳn đi. Ông đau xót tủi hổ vô cùng, cảm thấy nhục nhã, xấu hổ chỉ biết " cúi gằm mặt xuống mà đi ". Tâm trí ông Hai chỉ có tin dữ xâm chiếm khiến cho ông trở thành một nỗi ám ảnh day dứt không nguôi. Về đến nhà, ông " nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra ", ông tủi thân nhìn đàn con và tự hỏi: " chúng nó cũng là Việt gian đấy ư? Khốn nạn... " với ý nghĩ là chúng sẽ bị hắt hủi, bị khinh bỉ, ông thương con đến nỗi khổ tâm. Mấy ngày sau, ông lão thấy tủi lắm, không khí nặng nề khiến cho ông chẳng dám ló mặt ra ngoài. Chỉ thấy một đám đông đứng tự tập hay nói hai từ " Việt gian, cam nhông " thì ông lão lại nghĩ: " Thôi lại chuyện ấy rồi ". Ông điểm từng mặt người không tin họ lại đổ đốn đến thế nhưng từng lời cứ rót vào tai ông lão rành rọt quá nên ông không thể không tin. Ông nghĩ " ai người ta hơi đâu bịa tạc ra chuyện đó ", ông lo sợ mọi người sẽ khinh bỉ rồi biết đi đâu bây giờ, ai người ta chứa, làm ăn sinh sống ra sao? Ba bốn ngày sau ông Hai không dám ra khỏi nhà, hoang mang sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh, cái tin nhục nhã ấy chiếm hết tâm trí ông, trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp trong ông, mặc cảm, nặng nề, sợ hãi, lúc nào cũng nơm nớp hoang mang, chỉ ru rú trong xó nhà. Ông chẳng dám nói chuyện với vợ, không dám nhìn thẳng vào thực tế phũ phàng làm ông đau đớn. Khi mụ chủ nhà biết chuyện có ý muốn đuổi khéo, ông Hai đã rơi vào một tình trạng tuyệt vọng bế tắc hoàn toàn. Và một cuộc đấu tranh nội tâm giằng xé trái tim ông: " Hay là về làng ", nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua trong đầu ông bởi về làng đồng nghĩa với việc cả đời cam chịu nô lệ, bỏ kháng chiến cách mạng. Cho nên ông Hai đã đau đớn quyết định dứt khoát: " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù ". Tình yêu nước đã bao trùm lên tình yêu làng. Phải chăng ông đã có một niềm tin vào Đảng, cách mạng, kháng chiến hướng ông lựa chọn đúng đắn. Lúc bế tắc tuyệt vọng nhất ông Hai đã thủ thỉ với con trai út là để giãi bày nỗi lòng trong ông. Ông muốn được tâm sự như để phân bua, để minh oan cởi bỏ nỗi lòng của ông. Yêu làng Chợ Dầu, ông muốn khắc sâu vào trái tim bé bỏng của con ông: " Nhà ta ở đâu?... ở làng Chợ Dầu " tình cảm sâu nặng gắn bó với làng quê đất nước. Ông luôn có một niềm tin, tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, cách mạng, với Cụ Hồ. Ông luôn khẳng định tình yêu nước luôn hòa quyện trong tình yêu làng sâu nặng, bền vững, thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim ông.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247