Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Mn giúp mình nha, please! Bài này dài nên mình...

Mn giúp mình nha, please! Bài này dài nên mình cho 50 điểm nhoa~ Đề bài: Lập Dàn bài Chi tiết về loài cây em yêu (Văn Biểu Cảm). - câu hỏi 3000152

Câu hỏi :

Mn giúp mình nha, please! Bài này dài nên mình cho 50 điểm nhoa~ Đề bài: Lập Dàn bài Chi tiết về loài cây em yêu (Văn Biểu Cảm).

Lời giải 1 :

 Bài này mỗi ví dụ là mình tự viết ra để gợi ý á, có thể là lời văn không hay lắm, bạn tham khảo thử, mong là giúp được bạn :Đ

MỞ BÀI: Giới thiệu đối tượng biểu cảm (loài cây mà em yêu thích)

[Ví dụ ở đây mình sẽ tả Cây bàng :D]

-Giới thiệu về loài cây đó (Nguồn gốc, kỉ niệm đặc biệt hoặc cảm nghĩ của bạn với cây hoa đó)

-Bộc lộ cảm xúc

=> Nêu ý dẫn dắt và kết thúc bằng cách nêu tình cảm, ấn tượng đối với đối tượng biểu cảm. 

Gợi ý chi tiết: (mình tự soạn, có tham khảo một chút trên mạng)

Mỗi loài cây trên đời đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, đằng sau mỗi vẻ đẹp ấy lại là những ý nghĩa sâu sắc khác nhau. Khi một người yêu thích một loài hoa nào đó, đó không chỉ đơn thuần là yêu vẻ xinh đẹp, mà còn là vì họ thấy được câu chuyện của chính mình trong dáng vẻ ấy, hoặc là vì nó gợi lại những kỉ niệm đẹp mà họ đã từng trải qua. Tôi cũng như vậy, và loài cây tôi yêu là cây bàng. Nó như một chứng nhân sống cho biết bao kí ức thơ ấu của tôi. Và từ bao giờ, nó đã trở thành một trong những người bạn thân thiết mà tôi không quên được.

THÂN BÀI:

Đặc điểm của cây;

+Rễ cây: sần sùi, nổi cả lên mặt đất, ngoằn nghoèo như những con rắn khổng lồ

+Gốc cây

To lớn, màu nâu sậm, gồ ghề..

Thân cây:  hình trụ, to, sần sùi,..

+Tán cây, cành cây:

- cây có nhiều cành, xum xuê, tán lá tròn, nhìn như những chiếc ô màu xanh mướt

+Lá: lá bàng to, như những chiếc quạt,..

[Tả thêm hình ảnh của cây bàng thay đổi theo các mùa nếu thích]

Tình cảm, kỉ niệm đáng nhớ với cây bàng

-Kể lại những kí ức tươi đẹp, khoảnh khắc đáng nhớ, kỉ niệm em đã từng trải qua với cây bàng:

(ví dụ)

+ Dưới gốc cây bàng,những kỉ niệm thời ấu thơ ấy cứ lần lượt hiện lên trong trí nhớ của tôi...

+ Giờ ra chơi: dưới những tán bàng, chúng tôi thường cùng nhau nô đùa, trò chuyện...

KẾT BÀI:

Nêu tình cảm của em đối với cây bàng.

 

Mình soạn dựa  theo ý của bài học trên lớp, đảm bảo không chép mạng nhe :')

chúc bạn học tốt!

Thảo luận

Lời giải 2 :

Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về cây bàng. Gợi ý: dẫn dắt qua những câu thơ viết về cây bàng: Cứ vào mùa đông Gió về rét buốt Cây bàng trụi trơ Lá cành rụng hết Chắc là nó rét! Khi vào mùa nóng Tán lá xoè ra Như cái ô to Đang làm bóng mát.  Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát!A, bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng! (Cây bàng - Xuân Quỳnh) Cây bàng lá nõn xanh ngời Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiu Đường xa gánh nặng sớm chiều Kê cái đòn gánh bao nhiêu người ngồi Đêm qua em ngủ đi rồi Thấy bàng bỗng lớn, tốt tươi lạ thường. (Cây bàng - Trần Đăng Khoa) b. Thân bài - Miêu tả cây bàng: Cao bao nhiêu, thân rộng như thế nào? Thân cây có thể thẳng hoặc cong tùy vào môi trường, địa hình sống Vỏ ở thân (màu xám đen, xù xì…) Các cành (chi chít, khẳng khiu, đan xen như mạng nhện) Lá bàng: to như bàn tay màu xanh sẫm, sang thu chuyển đỏ rồi rụng dần Hoa bàng: nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm, thường bị lá bàng che khuất Quả bàng: nhỏ như chén trà, màu xanh, khi chín chuyển vàng, mọc thành từng chùm nhỏ - Những kỉ niệm gắn bó thời học sinh của em với cây bàng: Những giờ ra chơi, ngồi dưới gốc bàng cùng bạn bè trò chuyện, vui chơi Dùng lá bàng để làm quạt mát vào mùa hè Đập bàng chín để ăn phần nhân cơm, hay dùng quả bàng để chơi chuyền Những bạn nam nghịch ngợm leo trèo lên cành cây c. Kết bài Những tình cảm của em dành cho cây bàng

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247