Trang chủ Lịch Sử Lớp 6 B. Phần Lịch sử Câu 8: Kể tên được những...

B. Phần Lịch sử Câu 8: Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam Câu 9: Trình bày được những nét chính về đời sống của người ngu

Câu hỏi :

B. Phần Lịch sử Câu 8: Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam Câu 9: Trình bày được những nét chính về đời sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. Câu 10: Mô tả được đặc điểm của người tối cổ, người tinh khôn, bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc… Câu 11: Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã Câu 12: Vận dụng kiến thức đã học kể tên được một số vật dụng kim loại hiện nay. Phát biểu được suy nghĩ về ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại Câu 13: Nêu được các thành tựu chủ yếu của Ai Cập, Trung Quốc, Hy Lạp La Mã. Nêu tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành và phát triển của văn minh Hi Lạp và La Mã Câu 14: Sử dụng kiến thức lịch sử để mô tả một số thành tựu văn hóa cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Đánh giá những thành tựu văn hoá cổ đại đối với sự phát triển của xã hội hiện nay Làm giúp mik

Lời giải 1 :

Câu 8: Những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam là: Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc. 
Câu 9: Những nét chính về đời sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam:

Họ biết làm đẹp bằng việc làm đồ trang sức từ những vỏ ốc, vòng tay đá, hạt chuỗi bằng đất nung

- Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống của mình.

- Tình cảm gắn bó giữa những người cùng huyết thống trong chế độ thị tộc.

- Tục chôn cất người chết có chôn theo công cụ lao động.

Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội đã bắt đầu phân hóa giàu nghèo.

- Họ biết chế tạo công cụ, làm các loại rìu ngắn, rìu có vai, bôn, chày bằng nhiều loại đá khác nhau.

- Biết làm công cụ và đồ dùng bằng tre, gỗ, xương, sừng và biết làm đồ gốm.

Câu 10:  Đặc điểm của người tối cổ, người tinh khôn, bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc:

- Người tối cổ: con người sống theo bầy hay còn gọi là bầy người nguyên thủy, bao gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau, xã hội sự phân công lao động giữa nam và nữ.

 - Người tinh khôn: xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.

Câu 11:  Nguyên nhân xã hội nguyên thủy tan rã :

- Công cụ kim loại xuất hiện

- Công suất lao động tăng

- Sản phẩm dư thừa

- Xã hội phân biệt giai cấp giàu nghèo

⇒ Các thành viên trong thị tộc không còn ăn chung hưởng chung

Câu 12: Một số vật dụng kim loại hiện nay: 

+ Công cụ sản xuất: liềm, kìm, búa, cuốc, xẻng, cày,...

+ Đồ dùng gia đình: xoong, nồi, chảo, thìa, dao...

+ Trong công nghiệp: Các loại máy móc công nghiệp...

- Ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại :

Việc phát hiện và sử dụng phổ biến các công cụ lao động bằng kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội của con người ở cuối thời kì nguyên thủy:

- Trước khi kim khí xuất hiện:

+ Công cụ lao động chủ yếu của con người là đá. Hạn chế lớn nhất của công cụ bằng đá là: khó chế tác, kém sắc bén. 

+ Do công cụ lao động còn thô sơ, lạc hậu nên năng suất lao động của con người rất thấp, mọi thành viên trong công xã thị tộc phải nỗ lực đến mức cao nhất mới có thể tìm kiếm đủ nguồn thức ăn nuôi sống thị tộc.

⇒ Cuộc sống con người trong công xã đòi hỏi phải có sự công bằng và bình đẳng.

Câu 13:

 - Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập:

- Tín ngưỡng: 

+ Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần sông Nin, thần Mặt trời…).

+ Tin vào sự bất tử của linh hồn (cho rằng sau khi chết, linh hồn có thể trở lại thể xác để hồi sinh => có tục ướp xác).

+ Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.

+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.

+ Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.

+ Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà:

+ Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).

+ Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.

+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.

+ Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

+ Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon,..

Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Trung Quốc:

-Tư tưởng:

 + Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.

 + Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường

- Sử học:

+ Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên

+Thời Đường, Sử quán được thành lập

- Văn học:

+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

+ Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam QUốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...

- Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,...

- Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

- Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,....

Thành tựu văn hoá chủ yếu của Hy Lạp và La Mã cổ đại:

- Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, C,...) và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

- Văn học Hy Lạp, La Mã cổ đại phong phú về thể loại (thần thoại, kịch và thơ). Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm Hi-át và Ô-đi-xê (Hy Lạp), nhà soạn kịch Xô-phốc với vở Ơ-đíp làm vua (Hy Lạp),..

- Từ những hiểu biết khoa học của nguời phương Đông cổ đại, nguời Hy Lạp đã khái quát thành những định, định đề, đặt nền mỏng cho sự ra đời của các khoa học sau này như định lí Pi-ta-go, định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét.

- Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời Đó là dương lịch.

- Các nhà sử học tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã thời cổ đại là Hê-rô-đốt với Lịch sử chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư, Tuy-xi-dit với Lịch sử chiến tranh Peloponnese, Pô-li-bi-út với bộ Thông sử.

- Những tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã :  tượng Thần Vệ nữ Mi-lô, Lực sĩ ném đĩa, Nữ thần A-tê-na,...

Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã:

- Hy Lạp và La Mã là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, có 3 mặt đường biên giới tiếp giáp biển, là dạng địa hình mở, có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nền văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà.

- Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.
- Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời.

- Hy Lạp và La Mã có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.

- Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thương mại từ rất sớm.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…

Câu 14: Thành tựu văn hóa cổ đại còn tồn tại đến ngày nay.

- Lịch. 

- Chữ viết: hệ chữ a, b, c...

- Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số pi, các chữ số, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét...

- Những công trình kiến trúc, điêu khắc :kim tự tháp, đền Pác-tê-nông... là những kiệt tác có giá trị thu hút đông đảo khách du lịch.

Những di sản văn hóa cổ đại phong phú, đa dạng, sáng tạo nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người thời đó, nó ko chỉ có giá trị cho đến ngày nay.Vắn hóa cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến người đời sau cảm thán.

Thảo luận

Lời giải 2 :

câu 8
Java (Indonexia), Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, Núi Đọ,An Khê, Xuân Lộc (Việt Nam), Ta-bow, Ni-a,Tham Lót, Pôn-Đa ung, Tri-nio, Li-ang Bua.
câu 9 
câu 11

Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy là do tư hữu xuất hiện dẫn đến những người trong thị tộc không thể ăn chung, làm chung. Xã hội bắt đầu hình thành giai cấp. Kể từ đó, xã hội nguyên thủy tan rã

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247