câu chuyện về nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn:
Bóp nát quả cam
1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
2. Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng "xin đánh". Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
3. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
4. Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
câu chuyện về nhân vật lịch sử Yết Kiêu
CHUYỆN ÔNG YẾT KIÊU
Ngày xưa ở làng Hạ Bì, huyện Tứ Lộc (Hải Dương) có một người làm nghề đánh cá tên là Yết Kiêu. Ông nghèo nhưng có sức khỏe hơn hẳn mọi người. Đặc biệt ông có tài bơi lội và lặn sâu.Ông lặn xuống nước bắt cá dễ như người ta đi trên mặt đất. Ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy giờ liền.
Hồi ấy quân Nguyên sang đánh nước ta (năm 1284). Thủy quân của chúng gồm hàng trăm thuyền lớn. Thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ. Yết Kiêu đến tâu với vua rằng:
- Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin được đánh giặc cứu nước.
Vua mừng hỏi:
- Nhà ngươi cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?
- Tâu bệ hạ, chỉ mình tôi cũng diệt được chúng.
Nhà vua liền cho một đội quân cùng theo ông đi đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho mình một cái đục, một cái búa rồi một mình lặn xuống nước, tiến đến chỗ thuyền giặc. Tìm đúng đáy thuyền, ông vừa khoan vừa đục. Ông làm nhanh, nhẹ nhàng, kín đáo, làm thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc hết sức kinh sợ. Nhờ đó, ông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng quân Nguyên.
Kháng chiến thắng lợi, nhà vua phong Yết Kiêu làm Đại Vương, sau khi ông mất lại phong làm phúc thần. Đền thờ ông có nhiều ở vùng cửa biển, trong đó có cửa Vạn Ninh, nơi ông đã đánh giặc.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247