Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 2.Lập dàn ý chi tiết về một tác phẩm văn...

2.Lập dàn ý chi tiết về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất. câu hỏi 3314588 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

2.Lập dàn ý chi tiết về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất.

Lời giải 1 :

Đề bài: Biểu cảm bài Qua Đèo Ngang    

I.Mở bài

- Thời gian vẫn tuần hoàn theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ; con người cũng đổi thay theo quy luật của cuộc đời. Nhưng chỉ riêng những vần thơ là tồn tại mãi với thời gian và bài thơ ‘‘Qua Đèo Ngang’’ của Bà Huyện Thanh Quan là một trong những bài thơ như vậy. Bài thơ đã thể hiện cảm xúc của tác khi đứng trước cảnh Đèo Ngang hoang sơ, hùng vĩ  để rồi từ đó bộc lộ đc nỗi buồn cô đơn, trống trải.

                                       “ Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà

                                          Một mảnh tình riêng, ta với ta’’

II.Thân bài

- Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được viết bằng chữ Nôm với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Với các thanh điệu, vần, bố cục đối xứng, hài hòa với nhau. Cùng với đó, bài được viết theo niêm luật, bài thơ giống như một bức tranh vẽ lại vùng non nước miền Trung đất Việt vô cùng hoang sơ và kì vĩ.

- Bài thơ được viết hoàn cảnh Bà Huyện Thanh Quan lên đường Phú Xuân của Huế để nhận chức “Cung chung giáo tập”. Và khi đi qua Đèo Ngang, với phong cảnh hữu tình, càng khiến cho tâm trạng của bà trở nên xốn xang và đó cũng là cảm hứng chính để viết lên bài thơ này.

* Hai câu đề

- Câu chuyển: Trên con đường từ Bắc vào Trung, Bà Huyện Thanh Quan đã đi qua rất nhiều nơi, nhưng khi bước tới Đèo Ngang, cảm xúc trong bà lại dâng trào:

                                        “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà

                                          Cỏ cây chen đá, là chen hoa”

- Câu thơ đã gợi lên thời điểm tác giả đặt chân tới Đèo Ngang vào thời gian “bóng xế tà”. Đây là thời điểm cuối ngày khi hoàng hôn buông xuống. Nắng đã nhạt màu và hơn hết, khoảng thời gian đó đã gợi lên nỗi buồn trong lòng người lữ khách xa quê.

- Đèo Ngang lại là một vùng đất hẻo lánh, là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ở đó có cảnh đẹp hung vĩ, núi non hiểm trở, tác giả lại chọn thời điểm chiều tà để ghi lại cảm xúc, càng nhấn mạnh sự vắng vẻ, xơ xác hiu quạnh của cảnh vật nơi đây.

- Từ vị trí trên cao, tác giả nhìn xuống và chứng kiến mọi cảnh vật ở nơi đây. Trong tầm mắt thu nhỏ của bà có: “cỏ, cây, đá, lá, hoa” cùng với những đường nét thanh đậm nhẹ nhàng. Hòa vào trong là điệp từ “chen” được lặp lại hai lần khiến cho người đọc cảm nhận được cây cối đang vươn mình lên với một sức sống hoang dã, mãnh liệt ở vùng núi hoang sơ. Cảnh đẹp nhưng nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu, những bông hoa rừng ấy không đủ làm sáng lên khung cảnh núi non lúc chiều tà.

=> Có thể nói, hai câu thơ đề đã phô bày về sự hoang dã của núi rừng, ngút ngàn cỏ cây. Nó còn hé mở ra những tâm trạng của tác giả ở những câu tiếp theo.

* Hai câu thực:

- Câu chuyển: Nếu như hai câu thơ đầu gợi lên khung cảnh vắng vẻ ở Đèo Ngang thì sang hai câu thực, khung cảnh ấy lại càng them hiu quạnh, đìu hiu:

                                       “ Lom khom dưới núi, tiều vài chú

                                          Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

- Cùng với đó là các lượng từ “vài”, “mấy” gợi lên sự thưa thớt, tiêu điều. Bà Huyện Thanh Quan còn sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đảo vị ngữ lên đầu câu, càng nhấn mạnh sự ít ỏi của con người ở nơi song núi ngút ngàn ấy. Đồng thời, người đọc thấy điểm nhìn của nhà thơ dường như có sự thay đổi nhưng sự hiu quạnh lại càng lớn dần them, bởi thế mà thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiều gánh củi.

* Hai câu luận:

- Câu chuyển: Đằng sau bức tranh tả cảnh ở bốn câu thơ trên là nỗi niềm của người lữ khách bởi chính sự hiu quạnh ấy, tác giả còn cho người đọc cảm nhận được âm thanh của tiếng chim rừng gọi bầy lúc hoàng hôn.

- Âm thanh của tiếng chim cuốc nhớ nước, chim đa đa nhớ nhà cũng chính là tác giả đang tha thiết nhớ về gia đình, về quê hương và nhớ về một thời kì vàng son của Tổ quốc đã đi qua.

- Điểm âm “quốc quốc”, “gia gia” tạo ra âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng núi, khúc nhạc lòng người. Nghệ thuật chơi chữ ấy khiến người đọc liên tưởng tới quốc gia, dân tộc. Bà nhớ nước, nhớ kinh kì Thăng Long, nhớ nhà, nhớ gia đình mà không thể nào kể xiết.

* Hai câu kết:

- Câu chuyển: Câu kết của bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ. Nhân vật trữ tình đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc và tâm trạng của mình:

                                         “ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

                                            Một mảnh tình riêng, ta với ta”

- Trước mặt thi sĩ lúc này là cảnh trời đất bao la, bất diệt và hùng vĩ: ‘trời, non, nước’, nhà thơ  càng thấy mình bé nhỏ hẳn lại khiến cho nỗi nhớ nhà, thương nước càng trào dâng. Trời thì xa, non thì cao, nước thì sâu thẳm, chỉ còn lại ‘một mảnh tình riêng’ mà không ai san sẻ cùng với nỗi buồn của người xa xứ này.

- Nghệ thuật đối lập giữa cảnh trời, non, nước rộng lớn với một mảnh tình riêng nhỏ bé. Cảnh càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn càng nặng nề bấy nhiêu.

- Cụm từ ‘ta với ta’ đã khép lại bài thơ nhưng dư âm của nó khiến cho độc giả cảm nhận như một tiếng thở dài nuối tiếc của một nữ sĩ tài ba. Cụm từ ấy ngân lên như đập vào vách núi rồi lại vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. Cảnh Đèo Ngang bao la, vô tận ấy chỉ có một mình đối diện với chính mình, càng diễn tả tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà da diết của người lữ khách phương xa. Cụm từ đã được tác giả sử dụng rất thành công. Nếu như ở bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, cụm từ chỉ cách gọi thân mật giữa chủ và khách, một tình bạn hòa quyện gắn kết, thắm thiết mà không giá trị vật chất nào thay thế được. Thì ở bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình đối diện với chính mình, cô đơn, lẻ loi không ai chia sẻ, diễn tả tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà da diết của người lữ khách phương xa.

c) Đánh giá cuối bài

- Với thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, cùng với đó là việc sử dụng từ láy độc đáo, nghệ thuật đảo ngữ. “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan khiến người đọc cảm nhận được cảnh vật rộng lớn nhưng hoang sơ, vắng vẻ để rồi từ đó bộc lộ nỗi buồn, nỗi nhớ nhà da diết của tác giả.

III. Kết bài

- Bài thơ đã khép lại với một ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Đến đây, chúng em càng thêm yêu, thêm quý và trân trọng những vần thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Và bài thơ “Qua Đèo Ngang” giống như một đóa hoa ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, chính vì vậy, độc giả vẫn luôn thổn thức về những vần thơ sống động ấy.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Bình Ngô đại cáo.

2. Thân bài 

- Nêu luận đề chính nghĩa: Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó khẳng định nước ta tuy là một nước nhỏ nhưng vẫn có thể tự hào về:

+ Nền văn hiến lâu đời.

+ Cương vực lãnh thổ.

+ Phong tục tập quán.

+ Lịch sử và chế độ riêng.

- Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù: Giặc Minh xảo quyệt thừa nước đục thả câu. Không những thế còn tàn sát, hành hạ, tước đoạt mạng sống con người một cách dã man (dẫn chứng).

- Tổng kết quá trình kháng chiến:

+Xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải bình thường nhưng có lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng cao cả (so sánh với Trần Quốc Tuấn để thấy được lòng căm thù giặc và niềm tin sắt đá).

+ Khắc họa những chiến công oanh liệt hào hùng (dẫn chứng).

- Tuyên bố hòa bình mở ra kỉ nguyên mới.

* Nghệ thuật:-Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có.

- Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơn để nói đến cái vô hạn trong tội ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng.

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

- Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh liệt.

3. Kết bài:

Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật tiêu biểu.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247