Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Tìm chỉ ra và nêu tác dụng phép tu từ...

Tìm chỉ ra và nêu tác dụng phép tu từ trong câu thơ sau: a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa b. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa c. Cảnh khuya như vẽ người

Câu hỏi :

Tìm chỉ ra và nêu tác dụng phép tu từ trong câu thơ sau: a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa b. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa c. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Lời giải 1 :

a. Biện pháp so sánh: So sánh tiếng suối với tiếng hát xa => Làm tiếng suối trong đêm trở nên gần gũi như con người, ngọt ngào, trong trẻo tràn đầy sức sống

b. Điệp ngữ “lồng” => Thể hiện sự đan xen, hòa quyện của ánh trăng với bóng của cây cổ thụ. Điều này tạo nên vẻ đẹp huyền bí, lung linh

c. Điệp ngữ “chưa ngủ” => Nhấn mạnh trạng thái chưa ngủ của Bác Hồ. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước, người dân và các chiến sĩ của Bác. Bác chưa ngủ không phải để thưởng trăng mà là vì lo việc nước, lo cho chiến sĩ và lo cho cuộc kháng chiến

Thảo luận

Lời giải 2 :

 Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
- Điệp từ "lồng" với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247