câu 1 : vì sao lý công uẩn dời đô từ hoa lư về thăng long ?
$\longrightarrow$ Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
$\longrightarrow$ xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương.
câu 2: trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà trần ?
$\longrightarrow$ Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến
$\longrightarrow$ Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.$\longrightarrow$ Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
$\longrightarrow$ Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
câu 3: nhà tống âm mưu xâm lược nước ta như thế nào ? trước âm mưu này nhà lý chuẩn bị như thế nào?
$\longrightarrow$ Nhà Tống muốn sử dụng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, nên đã tiến hành âm mưu xâm lược Đại Việt.
$\text{nhà lý chuẩn bị:}$
$\longrightarrow$ Cử thái úy Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
$\longrightarrow$ Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.
$\longrightarrow$ Làm thất bại âm mưu dụ dỗ các tù trưởng dân tộc của nhà Tống.
$\longrightarrow$ Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
câu 4: nêu những đóng góp của trần quốc tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông - nguyên ?
$\longrightarrow$ Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
$\longrightarrow$ Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
câu 1: Lý Công Uẩn dời đô về ( Đại La ) Thăng Long vì : - Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông, đất đai và hoa cỏ tươi tốt, màu mỡ và phát triển kinh tế cho đất nước- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, chỉ thuận lợi cho việc phòng thủ, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
câu 2:
Nguyên nhân thắng lợi:
Thứ nhất: Được sự nhất trí của vua tôi của nhà Trần, được các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ và tham gia kháng chiến.
Thứ hai: Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, ý chí quyết tâm đánh giặc của toàn quân và dân ta. Điều này đã được thể hiện rất rõ tại hội nghị Diên Hồng. Cha mẹ già quyết tâm “quyết chiến”, binh đao đều khắc hai chữ “ Sát Thát ” trên tay. Vua tôi nhà Trần quyết tâm đánh giặc. Nhà vua chỉ thẳng tay vào kẻ thù, các triều thần quyết tâm đánh giặc.
Thứ ba: Đường lối chiến thuật đúng đắn và sáng tạo.
Mặc dù quân địch tấn công nước ta bằng nhiều cách khác nhau, nhưng lúc đầu chúng vẫn gây áp lực cho ta. của nhà Trần, cụ thể là Hưng Đạo Vương. Các chính sách và chiến lược đánh địch rất hợp lý. Bằng chứng đáng kể nhất là trận sông Bạch Đằng dẹp giặc.
Ý nghĩa lịch sử:
Đánh tan quân xâm lược Mông Cổ hung hãn, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định lại lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc.
Góp phần tô thắm thêm truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quân đội ta. một bài học vô giá đó là phải biết kiên trì sức dân mới tạo nên sức mạnh bền lâu. Ngăn chặn nhà Nguyên xâm lược các vùng đất khác.
Câu 3:
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
* Hoàn cảnh:
- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất.
+ Trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn.
+ Vùng biên giới phía Bắc nhà Tống thường xuyên bị các nước Liêu, Hạ quấy nhiễu.
=> Nhà Tống muốn sử dụng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, nên đã tiến hành âm mưu xâm lược Đại Việt.
* Hành động:
- Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía Nam.
- Ở biên giới phía Bắc Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
Nhà Lý đã chuẩn bị:
a. Nhà Lý chuẩn bị
- Nhà lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.
+ Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.
+ Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp với ChamPa của nhà Tống
+ Chủ trương của nhà Lý:Tấn công trước để phòng vệ.
b. Diễn biến
- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung
+ Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.
+ Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm
+ Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.
- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.
câu 4:
- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247