Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, vua Nguyên đã làm gì ? Nêu những dẫn chứng về việc quân Nguyên chuẩn bị chu đáo cho cuộc xâm lược ?
- Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tiến công Đại Việt.
- Nhà Nguyên huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng do Thoát Hoan làm Tổng chỉ huy.
- Ngoài ra còn có hàng trăm chiến thuyền, một đoàn thuyền lương chở hàng chục vạn thạch lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy.
- Lần xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhà Nguyên có sự chuẩn bị gì khác so với hai lần trước ?
-Trước nguy cơ đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì ?
triệu tập quân lính để chuẩn bị
- Ô Mã Nhi được giao bảo vệ đoàn thuyền lương, nhưng tại sao lại tiến về Vạn Kiếp với Thoát Hoan ?
- Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.
- Trần Khánh Dư dự đoán khi đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi đi qua, có thể đánh được đoàn thuyền lương nên đã bố trí một trận mai phục. Đúng như dự đoán, mấy ngày sau, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ nặng nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.
- Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì ? Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên như thế nào ?
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thức cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – Nguyên, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền quốc gia của Đại Việt.
Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình trạng khó khăn, rơi vào thế bị động. Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.
Chúc Bạn Học Tốt Nhaaaa !!!!
Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, vua Nguyên đã làm gì? Nêu những dẫn chứng về việc quân Nguyên chuẩn bị chu đáo cho cuộc xâm lược?
`-` Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, vua Nguyên càng tức giận nên quyết tâm đánh bại Đại Việt lần thứ ba để trả thù.
`-` Dẫn chứng về việc quân Nguyên chuẩn bị chu đáo cho cuộc xâm lược:
`+` Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tấn công Đại Việt.
`+` Nhà Nguyên huy động hơn `30` vạn quân và nhiều danh tướng do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy.
`+` Ngoài ra còn có hàng trăm chiến thuyền, một đoàn thuyền lương chở hàng chục vạn thạch lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy.
`+` Hốt Tất Liệt căn dặn Thoát Hoan: "Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường".
Lần xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhà Nguyên có sự chuẩn bị gì khác so với hai lần trước?
`-` Nhà Nguyên chuẩn bị kĩ lưỡng hơn 2 lần trước.
`-` Đặc biệt chuẩn bị chiến thuyền, tướng giỏi, đoàn thuyền lương để hợp sức tấn công Đại Việt.
Trước nguy cơ đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì?
`-` Nhà Trần đã:
`+` Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương, làm cho giặc không có lương thực nuôi quân.
`+` Chủ động bố trí trận địa bên cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.
`=>` Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, vua Trần khẩn trương chuẩn bị đánh giặc.
Ô Mã Nhi được giao bảo vệ đoàn thuyền lương, nhưng tại sao lại tiến về Vạn Kiếp với Thoát Hoan?
`-` Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.
Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì ? Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên như thế nào?
`-` Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa:
`+` Đập tan kế hoạch tàn ác của giặc.
`+` Làm cho giặc tiêu hao lương thực.
`+` Đánh bại ý chí xâm lược của quân Nguyên.
`-` Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên rơi vào thế khó khăn, quân Nguyên mất tinh thần đồng đội. Rơi vào tình thế nguy cấp, Thoát Hoan phải rút quân về nước.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247