Câu 1: Em hãy trình bày vài nét về giáo dục thời Trần. Là học sinh, em sẽ làm gì để đóng góp cho nền giáo dục nước nhà?
* Tình hình giáo dục thời Trần:
- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.
- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.
- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.
* Nhận xét:
- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.
Là học sinh em cần học thật giỏi ; đóng góp phần nhỏ cho sự nghiệp giáo dục nước nhà
Câu 2: Em hãy nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIV:
Khởi nghĩa của Ngô Bệ : 1344 - 1360 : Hải Dương
Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ : 1379 : Vùng núi thanh Hóa
Khởi nghĩa của Nguyễn Bổ : 1379 : bắc Giang
Khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn : 1390 : Quốc Oai - Hà Nội
Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái : 1399 - 1400 : Sơn Tây (Hà Nội), Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
→ nhà Trần đã suy yếu ; không đủ sức giữ vai trò của mình và thay thế bởi nhà Hồ .
Câu 3: Đánh dấu X vào ô trống trước ý em cho là đúng: Từ nửa sau thế kỉ XIV, nền kinh tế nước ta suy thoái vì:
.A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nông dân bị bóc lột nặng nề, ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều
B. Người nông dân không chịu chăm lo sản xuất nông nghiệp.
C. Giặc ngoại xâm thống trị nước ta.
D. Nhà nước kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp.
Câu 4: Trước cảnh quan lại, vương hầu quý tộc ngày càng ăn chơi sa đọa; trong triều, nhiều kẻ tham lam, xu nịnh, làm rối loạn kỉ cương phép nước, ai là người đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần? Đánh dấu X vào ô trống ở đầu tên người mà em chọn: T
Trương Hán Siêu
Trần Quang Khải
Chu Văn An
Phạm Sư Mạnh
Đề nghị đó có được vua chấp nhận không? Em suy nghĩ thế nào về hành động này?
Đề nghị này không được vua Trần Dụ Tông chấp nhận . Nhà Trần suy yếu từ đây
* Tình hình giáo dục thời Trần:
- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.
- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.
- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.
* Là học sinh, em sẽ:
Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, không chịu đói nghèo lạc hậu.
- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.
- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.
- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.
- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện lời Bác Hồ dạy.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247