Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bài 2: a, Chép chính xác bài thơ có câu...

Bài 2: a, Chép chính xác bài thơ có câu thơ sau: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Theo em, “Nỗi nước nhà” là điều gì mà khiến nhân vật trữ tình lo lắng không ngủ

Câu hỏi :

Bài 2: a, Chép chính xác bài thơ có câu thơ sau: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Theo em, “Nỗi nước nhà” là điều gì mà khiến nhân vật trữ tình lo lắng không ngủ được? b, Nhân vật có trạng thái đã nêu ở câu thơ là ai? Viết 1 – 3 câu nêu hiểu biết của em về nhân vật đó? c, Có ý kiến cho rằng bài thơ đã chép thể hiện sự hòa quyện giữa tâm hồn của thi sĩ với tinh thần của người chiến sĩ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? AI giúp tui với (⌐■_■)

Lời giải 1 :

a)

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa 

  Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 

  Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 

  Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Nhân vật trữ tình ko ngủ được có lẽ vì cảnh đêm trăng quá đẹp nên đã được nhân vật đó sáng tác ra bài thơ cảnh khuya. Nhưng ko chỉ có như vậy, cảnh trăng cũng chỉ đóng 1 phần rất nhỏ để nhân vật này mất ngủ. Người mất ngủ chính là vì lo nghĩ cho nhân dân , đất nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Công việc bề bộn, đau đầu, mất ngủ nhưng người vẫn luôn chú ý, quan tâm đến cảnh vật. Điều đó cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

b) Nhân vật có trạng thái đã nêu ở câu thơ là Bác Hồ.

Bác Hồ là là nhà cách mạng vô cùng vĩ đại của đất nước Việt Nam, ngoài ra Bác còn là một nhà thơ lớn đóng góp những tác phẩm văn học có giá trị với tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm. Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam di sản văn học có giá trị, gắn liền với tiến trình phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của dân tộc.

c) dạ là em thì có đồng ý :33 uwu

vì ...

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước :
+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vân mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (bạn lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm)
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:
+ bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung :
+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế dồi dào trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng.
+ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng đầy sức sống trong trẻo rộng lớn tươi sáng Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, một phong thái bình tĩnh ung dung của Bác.
+ Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

$#@su$

$#xin hay nhất$

nêu đc

uwu ^-^

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bài 2:

a, "Tiếng suối trong như tiếng hát xa 

  Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 

  Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 

  Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

b,  Theo em, "nỗi lo nước nhà" khiến nhân vật trữ tình lo lắng không ngủ được là: sự lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

c, Nhân vật có trạnh thái nêu ở câu thơ là: Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Năm; Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh còn là một Danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. 

c, Em đồng ý với ý kiến trên. Vì:

Hai câu thơ cuối của bài "Cảnh khuya" đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả. Câu thơ thứ ba đã thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh: đó là sự rung động trước cảnh trăng rừng Việt Bắc. Nhưng câu thơ thứ tư bất ngờ mở ra một vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức chưa ngủ vì còn lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Điệp ngữ "chưa ngủ" đặt ở cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu thơ thứ 4 như một bản lề mở ra hai phía tâm trạng trong cùng một con người: niềm say mê trước cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Điều đặc sắc ở đây là hai khía cạnh ấy không mâu thuẫn mà hòa hợp, thống nhất trong tâm hồn nhà thơ, như chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ luôn thống nhất trong tâm hồn Bác. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247