Câu 1 (Câu 1 trang 32 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu thì tình thế của chị Dậu như thế nào?
Trả lời:
- Chị Dậu phải bán con, bán chó để nộp xuất sưu cứu anh Dậu đang bị trói ngoài đình, nào ngờ còn phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái.
- Anh Dậu bị đánh đến chết đi sống lại nhưng chị Dậu không còn cách nào để chạy đủ tiền lo cho suất sưu của em chồng, cả nhà đang nơm nớp lo sợ
- Chị Dậu đang rón rén bưng bát cháo đến bên chồng, chờ xem chồng ăn có ngon miệng không thì bọn tay sai đã ập tới.
→ Tình cảnh chị dậu vô cùng éo le, thương tâm.
Câu 2 (Câu 2 trang 32 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
- Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ, là tay sai của chế độ thực dân phong kiến.
- Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò đi thúc sưu thuế, chúng thét lác, đánh đập như một cuộc săn người.
- Hắn với tên lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định bắt anh ra ngoài đình chịu phạt vì không nộp đủ sưu thuế. Bản chất hung dữ, trợn mắt, quát tháo, tát vào mặt chị Dậu
- Hắn là một tên tay sai mạt hạng nhưng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy bởi xã hội thực dân đã trao cho chúng những quyền ấy, hắn là công cụ đắc lực cho trật tự xã hội ấy. Qua đó cho thấy xã hội đầy nhiễu nhương, loạn lạc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình (mắt trợn ngược), giọng điệu (khàn khàn, hằm hè, thú tính), hành động (dã man, tàn nhẫn không có tính người).
→ Cai lệ chỉ là kẻ tiểu tốt vô danh nhưng lại hống hách, tàn ác, hung dữ làm những điều bất nhân mà không ghê sợ, là tay sai đắc lực cho chế độ thực dân phong kiến.
Câu 3 (Câu 5 trang 33 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Hành động của bọn người thúc sưu Tình cảnh và thái độ của anh Dậu Sự đối phó của chị Dậu
Bước 1: Sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng, quát thét thúc sưu Uể oải, run rẩy vừa lề bát cháo vào miệng, hoảng quá để vội bát cháo xuống phản lăn đùng ra không nói được câu gì Run run, van xin
Bước 2: Trợn ngược mắt quát tháo, mắng chửi, đe dọa. Ốm nặng , người nhà lí trưởng e dè khi động vào Tha thiết van xin
Bước 3: Giật phắt thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu, đánh chị Dậu Muốn dậy can ngăn vợ, vừa run vừa kêu vợ không được đánh trả Xám mặt, đặt con xuống đỡ tay tên cai lệ, nghiến hai hàm răng, đánh trả
- Nghệ thuật thuật kể chuyện và kết cấu đoạn văn:
+ Cách kể chuyện tự nhiên, gay cấn, hấp dẫn.
+ Kết cấu chặt chẽ, tập trung vào các chi tiết đặc sắc, đặc tả hành động, tính cách nhân vật.
Câu 4: Theo em do đâu mà chị Dậu có được sức mạnh để đánh ngã cả hai tên tay sai hung dãn đó? Em crm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách chị Dậu?
Trả lời:
a. Chị Dậu có được sức mạnh để đánh ngã cả hai tên tay sai hung dãn đó bởi sau khi nhẫn nhịn, cam chịu van xin nhưng chỉ nhận được sự phũ phàng, hung hãn, nhất là khi anh Dậu – người chồng mà chị đang gắng bảo vệ đang đứng trước nguy cơ một lần nữa bị bắt trói ra đình khi đang ốm nặng, chị bị tên cai lệ đánh thậm tệ. Sự uất ức căm hờn của chị Dậu lên tới đỉnh điểm, rồi trào dâng thành hành động. Những điều đó đã tạo thành sức mạnh để chị Dậu đánh ngã hai tên tay sai.
b. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của chị Dậu:
Chị Dậu là người phụ nữ tầm tảo hết lòng yêu thương chăm sóc và bảo vệ chồng.
Chị cũng là người có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, dám đấu tranh chống lại cái xấu cái ác trong khi tất cả mọi người đều cam chịu không dám phản kháng.
Câu 5 (Câu 6* trang 33 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
- Ý kiến của Nguyễn Tuân muốn khẳng định: Qua Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã nói lên quy luật có áp bức phải có đấu tranh.
- Chứng minh: Chị Dậu và gia đình chị bị áp bức bất công, phải nộp thuế cho cả người em chồng đã mất. Mặc dù đã van xin tha thiết nhưng chỉ nhận lại sự hung hãn, vũ phu cho nên Chị Dậu đã phẫn uất mà đấu tranh chống lại.
Câu 6:
Trả lời:
Giọng điệu, ngôn ngữ của 4 nhân vật trong đoạn trích có những sắc thái biểu cảm rất khác nhau:
- Anh Dậu: Rụt rè, sợ hãi, nhún nhường.
- Chị Dậu: Ban đầu tha thiết van xin, run run nhún nhường, sau đó mạnh mẽ, dõng dạc, dứt khoát.
- Cai lệ: Giọng khàn khàn, hằm hè, hống hách, hung hãn
- Người nhà lí trưởng: Mỉa mai, giễu cợt
phần nào chẵng lẽ soạn hết 3 phần
ghi rõ lên nhé :)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247