Trang chủ Vật Lý Lớp 8 Câu 18: Cho một bình hình trụ A có tiết...

Câu 18: Cho một bình hình trụ A có tiết diện đáy 150 cm? chứa nước đến độ cao 40 cm. a. Tính áp suất của nước lên đáy bình? Biết d, = 10.000 N/m³. b. Nhúng chi

Câu hỏi :

Câu 18: Cho một bình hình trụ A có tiết diện đáy 150 cm? chứa nước đến độ cao 40 cm. a. Tính áp suất của nước lên đáy bình? Biết d, = 10.000 N/m³. b. Nhúng chim vào bình vật C có thể tích 400 cm³. Tinh lực đẩy Ác si mét lên vật? c. Nhấc vật C ra khỏi bình A rồi nối bình A trên với bình trụ B không chứa gì có diện tích đáy 50 cm² bằng một ống nhỏ, dung tích không đáng kể. + Có hiện tượng gi xảy ra? Giải thích? + Tính chiều cao cột nước mỗi bình khi nước đã đứng yên? ( mình đang cần gấp . mn giúp mình vs ạ )

Lời giải 1 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Đổi:

$40cm=0,4m$

$400cm^3=0,0004m^3$

a)Áp suất gây ra tại đáy bình là:

$p=dh_1=10000.0,4=4000(Pa)$

b)Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là

$F_A=dV=10000.0,0004 =4(N)$

c)

Khi nối hai bình A và B thì sẽ tạo ra một bình thông nhau có 2 nhánh A và B và khi đó nước ở nhánh A sẽ tràn sang nhánh B.

Ta có:

Khi hai bình trụ có cùng chiều cao mực nước thì nếu tiết diện của bình này gấp bao nhiêu lần tiết diện thì thể tích nước chứa trong bình này sẽ gấp bao nhiêu thể tích nước bình kia.

Mà trong bình thông nhau mực nước ở 2 nhánh bằng nhau nên:

Thể tích nước ban đầu là:

$V'=S_1h_1=150.40=6000(cm^3)$

Thể tích nước ở nhánh A là:

$V'=V:(150+50).150=6000:(150+50).150=4500(cm^3)$

Chiều cao cột nước ở mỗi nhánh là:

$h_1=h_2=\dfrac{V'}{S_1}=\dfrac{V}{S_1}=\dfrac{4500}{150}=30(cm)$

 

Thảo luận

-- Khó lắm
-- Lmà đi để anh lấy lại kth lớp 8=)
-- ....
-- Chịu rảnh làm
-- =')
-- Ukmm
-- https://hoidap247.com/cau-hoi/2595357
-- Để em làm thử tại cx chưa chắc bài đấy

Lời giải 2 :

Đáp án:

a.       $p = 4000N/m^2$ 

b.       $F_A = 4N$ 

c.       $h = 0,3m = 30cm$

Giải thích các bước giải:

 a. Áp suất do nước tác dụng lên đáy bình là: 

    $p = d.h_1 = 10000.0,4 = 4000 (N/m^3)$ 

b. Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là: 

   $F_A = d.V = 10000.\dfrac{400}{1000000} = 4 (N)$ 

c. Khi nối bình A với bình B bằng một ống nhỏ, dung tích không đáng kể.

- Hiện tượng: Nước trong bình A sẽ chảy sang bình B cho đến khi chiều cao mực nước hai bình bằng nhau theo nguyên lý bình thông nhau. 

- Gọi chiều cao mực nước ở hai bình khi nước đã đứng yên là $h$ 

Thể tích nước ở hai bình sau khi nước đứng yên là : 

      $V = S_1.h_1 = 150.40 = 6000 (cm^3) = 0,006 (m^3)$ 

Ta có tiết diện đáy của bình 1 gấp dba bình 2 nên: 

     $S_1 = 3S_2 \Rightarrow S_2 = \dfrac{1}{3}S_1$

Thể tích nước ở hai bình sau khi nước đứng yên lần lượt là: 

      $V_1 = S_1.h (m^3)$ 

      $V_2 = S_2.h = \dfrac{1}{3}S_1.h (m^3)$ 

Vì dung tích ống không đáng kể và thể tích nước không đổi nên ta có: 

    $S_1.h + \dfrac{1}{3}S_1.h = 0,006$ 

$\Rightarrow \dfrac{4}{3}.0,015.h = 0,006$ 

$\Rightarrow 0,2h = 0,06 \Rightarrow h = \dfrac{0,006}{0,2} = 0,3 (m)$ 

Vậy chiều cao nước ở hai bình là: 

       $h = 0,3m = 30cm$

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247