Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Tại sao lạc đà sống được trên môi trường hoang...

Tại sao lạc đà sống được trên môi trường hoang mạc? Bò sát với côn trùng sống được trên hoang mạc nhờ đâu? Sự phân chia các châu lục trên thế giới mang ý nghĩ

Câu hỏi :

Tại sao lạc đà sống được trên môi trường hoang mạc? Bò sát với côn trùng sống được trên hoang mạc nhờ đâu? Sự phân chia các châu lục trên thế giới mang ý nghĩa về mặt nào? Vì sao châu Phi có ít vịnh biển, bán đảo và đảo? Giúp mình với. Cảm ơn

Lời giải 1 :

Câu 1. Bởi vì :

Nguyên nhân:

- Do chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. ...

- bàn chân chúng có những chiếc đệm móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Chúng đi trên đệm dầy của gan bàn chân chứ không phải đi trên móng, do đó không bị lún trên cát mềm... 

- Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể. Chúng đi vệ sinh rất ít và cho phép thân nhiệt tăng lên nên gián tiếp giảm sự mất nước.

- Lỗ mũi có thể khép lại không chỉ để chống cát mà còn giúp ngăn nước bốc hơi khi thở...

- Nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực.

Câu 2:

Động vật:  

+ Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá, chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm.

+ Linh dương và lạc đà ...sống được là nhờ khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống.

Câu 3:
Sự phân chia lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính
Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị

Câu 4:

- Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biểnbán đảo và đảo. - Đặc điểm đường bờ biển kết hợp với lãnh thổ châu Phi rộng lớn và có dạng hình khối nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa càng khó hơn

=> phần lớn lãnh thổ trong lục địa  khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể.

Bò sát với côn trùng sống được trên hoang mạc nhờ sống vùi mình trong cát.

Sự phân chia các châu lục trên thế giới mang ý nghĩa về mặt tự nhiên

- Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. - Đặc điểm đường bờ biển kết hợp với lãnh thổ châu Phi rộng lớn và có dạng hình khối nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa càng khó hơn => phần lớn lãnh thổ trong lục địa có khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247