Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 ĐỀ 1 Phần I. Đọc - hiểu: Đọc đoạn thơ...

ĐỀ 1 Phần I. Đọc - hiểu: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: “Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm? Heo heo

Câu hỏi :

ĐỀ 1 Phần I. Đọc - hiểu: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: “Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.” (Bầm ơi! – Tố Hữu) Câu 1: Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng nhất: 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ thất ngôn. B. Thơ lục bát C. Thơ tự do D. Thơ ngũ ngôn 3. Em hãy cho biết, khổ thơ dưới đây đã gợi tả hình ảnh nào về mẹ? “Bầm ơi có rét không bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!” A. Yêu thương, chăm sóc B. Yêu thương con và đức hi sinh C. Bao dung, nhân hậu D. Hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả. 4. Đoạn thơ trên có bao nhiêu từ láy? A. 3 B. 4 C. 5 D.6 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ? “ Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!” A. Ẩn dụ B. So sánh C. Điệp từ D. Nhân hóa Câu 2: Hãy chỉ ra từ láy và biện pháp tư từ có trong khổ dưới đây. Cho biết những từ láy và biện pháp tu từ đó đã gợi lên điều gì? Qua đó cho ta thấy tình cảm nào của tác giả dành cho mẹ? “Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.” Phần 2. Viết: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 dòng trình bày ý kiến của em về ý nghĩa của việc đi tham quan du lịch. ĐỀ 2 Phần 1. Đọc hiểu: Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trôi lơ lửng đám mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng (Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo) Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm nào giúp em nhận ra thể thơ đó? Câu 2: Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng? Câu 4: Nội dung của đoạn thơ trên là gì? Câu 5: Tìm những tính từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ? Câu 6: Viết đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ trên? Phần 2. Viết: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em. ĐỀ 3 Phần 1. Đọc hiểu: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) Câu 1 . Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Ghi lại các 4 từ ghép có trong bài thơ trên? Câu 3. Hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó? Câu 4 . Em hiểu câu thơ “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” như thế nào? Câu 5 . Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? Câu 6. Ý kiến của em về tình mẹ đối với mỗi người? Phần 2. Viết: Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy (cô) giáo.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247