Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ( Nguyễn Ánh )
* Tác giả :
Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn người Việt. Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.
* Tóm tắt tác phẩm :
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” truyện dài mới nhất của nhà văn vừa nhận giải văn chương ASEAN Nguyễn Nhật Ánh - đã được Nhà xuất bản Trẻ mua tác quyền và giới thiệu đến độc giả cả nước.
Cuốn sách viết về tuổi thơ nghèo khó ở một làng quê, bên cạnh đề tài tình yêu quen thuộc, lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật phản diện và đặt ra vấn đề đạo đức như sự vô tâm, cái ác. 81 chương ngắn là 81 câu chuyện nhỏ của những đứa trẻ xảy ra ở một ngôi làng: chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, chuyện công chúa và hoàng tử, bên cạnh chuyện đói ăn, cháy nhà, lụt lội,... “ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”hứa hẹn đem đến những điều thú vị với cả bạn đọc nhỏ tuổi và người lớn bằng giọng văn trong sáng, hồn nhiên, giản dị của trẻ con cùng nhiều tình tiết thú vị, bất ngờ và cảm động trong suốt hơn 300 trang sách. Cuốn sách, vì thế có sức ám ảnh, thu hút, hấp dẫn không thể bỏ qua.
* Các nhân vật : Chú Đàn, Thiều, Sơn, Mận, ................................
Em ấn tượng nhất vs nhân vật chính : Thiều
* Nét đặc sắc : Câu truyện đc viết về tuổi thơ, có đầy đủ , xoay quanh 1 câu truyện, làm người đọc nhận ra lúc nhỏ mik cx từng như thế, ...............................
Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán)
* Tác giả :
Phùng Quán là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam, bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc chiến tranh Đông Dương và khẳng định được văn tài với Vượt Côn Đảo nhưng ông được biết đến nhiều hơn sau Đổi mới. Ông là cháu gọi Tố Hữu bằng cậu, nhưng nếu theo cách nói của người miền Bắc thì phải gọi là bác.
- Tác phẩm :
Cuốn tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” ra mắt lần đầu tiên vào năm 1988. Cho đến nay, sách đã được tái
bản nhiều lần. “Tuổi thơ dữ dội” là cuốn tiểu thuyết gồm 8 phần. Tác phẩm được khởi thảo bên Hồ Tây năm 1968 và được hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm – Huế vào năm 1986.
Tác phẩm thuộc dòng văn học cách mạng, lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của người dân Huế nói chung và đội thiếu niên Vệ quốc đoàn nói riêng. Nhân vật chính của tác phẩm bao gồm toàn bộ các chiến sĩ nhỏ tuổi thuộc đội Vệ quốc đoàn, trung đoàn 13 của Thừa thiên Huế. Năm 1988, tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” nhận được giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội nhà văn Việt Nam, sau đó đã được dựng thành phim.
* Tóm tắt tác phẩm :
“Tuổi thơ dữ dội” kể về một trung đội Vệ quốc đoàn đóng tại mặt trận Thừa thiên Huế. Trung đội gồm 31 chiến sĩ nhỏ tuổi từ 10-15 tuổi. Truyện mở đầu bằng cảnh chen chúc của người dân Huế ở một
bên cầu Bao Vinh, bên kia cầu là mặt trận. Họ chen nhau để tìm hiểu tin tức kháng chiến. Giữa lúc hỗn loạn, cậu bé Mừng lọt qua vòng vây của anh lính gác, chạy về bên kia cầu. Đã nhiều lần, cậu thấy bên phía mặt trận kia có một toán trẻ con, chúng được tập trận, đi hành quân… Và Mừng đã trà trộn vào đám trẻ ấy. Khi bị phát hiện lẻn vào, Mừng tha thiết xin đội trưởng cho mình được gia nhập đội. Em xung phong làm mẫu bộ môn nhảy từ thành cầu xuống sông để đội trưởng biết em có khả năng đánh giặc, em còn nói dối mình mất cha mẹ để được vào đội. Mừng có cha dượng và mẹ ruột. Mừng được gia nhập đội sau khi anh đội trưởng xin phép cấp trên, nâng tổng số đội thiếu niên Vệ quốc đoàn của Huế lên 31 em.
Trong trung đội gồm 31 chiến sĩ nhí này, mỗi em có một hoàn cảnh gia đình khác nhau, cách gia nhập đội chiến đấu cũng không em nào giống em nào. Chính vì vậy, câu chuyện về các em được Phùng Quán sắp xếp song song và xen kẽ nhau để tạo nên một bức tranh rực rỡ, nhiều gam màu nhất.
Cậu thiếu niên Vịnh – sưa là đội trưởng của tiểu đội 4. Vịnh gia nhập đội do chứng kiến bọn giặc hành hạ và giết hại nhiều người trong gia đình mình. Em xin theo một đội trinh sát sau vài lần được đội nhờ làm liên lạc. Đến khi Huế thành lập đội Vệ quốc đoàn, Vịnh được đưa về gia nhập đội. Em hi sinh ngay nhiệm vụ lớn đầu tiên của đội mình. Vịnh cùng ba em khác được cử vào một đội trinh sát cho trận đánh lớn sắp tới, em tình cờ lạc vào giữa lòng địch trong đêm trinh sát. Không hề nao núng, em tìm và đoán được phía sau ngôi nhà bị lạc vào là kho xăng đạn của giặc. Và Vịnh đã liều lĩnh leo lên cột cờ của khu nhà, đánh tín hiệu về đài quan sát. Giây phút ban chỉ huy nhận được tín hiệu yêu cầu bắn của Vịnh cũng là giây phút em phải hi sinh. Vịnh trở thành ngọn đuốc sống, thiêu cháy kho xăng đạn của giặc.
Quỳnh – sơn ca là cậu bé mang dáng dấp công tử, trắng trẻo, dịu dàng đến mức mỏng manh. Ấy vậy mà cậu bé lại là người đã dám từ bỏ gia đình giàu có nhưng lại là Việt gian của mình để vào chiến khu, đến chết cũng không tha thứ cho gia đình. Quỳnh là người chiến sĩ nhỏ đã cống hiến cho kháng chiến những bản nhạc hào hùng, làm trỗi dậy ý chí chiến đấu của toàn thể bộ đội lúc bấy giờ. Cái chết của Quỳnh là sự hi sinh mãnh liệt đến mức ám ảnh. Cậu bé đột tử sau khi gắng gượng hết sức tàn để hát bài ca cách mạng do chính em sáng tác, để nói cho những người thân muốn bắt em rời cách mạng rằng dẫu có chết, Quỳnh cũng sẽ chết tại chiến khu, với trái tim yêu cách mạng thuần khiết không gì lay chuyển nổi.
Bên cạnh đó, “Tuổi thơ dữ dội” còn kể cho chúng ta nghe rất nhiều câu chuyện đẹp về người chiến sĩ, về những cậu bé sống hết mình cho cách mạng, những con người vì cách mạng mà dám từ bỏ nhà cửa, tài sản để cống hiến hết mình.
Và cuối cùng, là nhân vật chú bé Mừng. Mừng gia nhập đội trong một hoàn cảnh rất buồn cười. Cậu lẻn vào điểm danh với hi vọng không ai nhận ra mình. Đến khi mọi người phát hiện, cậu lại tha thiết xin đội trưởng cho nhập đội, cậu bé đã cởi phăng chiếc áo, chưa kịp nhận sự đồng ý của anh đội trưởng đã nhảy ùm xuống sông Hương để thực hiện khoa mục khó mà trong đội chưa em nào dám làm để nài nỉ anh cho em gia nhập đội. Vào đội rồi, Mừng tuy là đứa nhỏ con nhất đội nhưng việc gì em cũng dám làm, kể cả việc ôm bom cảm tử, em chỉ sợ quả bom to quá, em ôm không nổi.
Mừng yêu bạn, yêu chiến khu với trái tim ngây thơ vô cùng. Mừng là chú liên lạc kỳ tài. Nhỏ bé như vậy nhưng em đọc rành rõi bản đồ trận địa cứ như đã học từ trong bụng mẹ, đi trinh sát, dẫn đường chưa bao giờ Mừng đi sai. Ấy vậy mà, chỉ vì sự ngây thơ của mình. Mừng phải trả giá bằng cả mạng sống. Em bị đứa bạn đã từng cùng đội (nay đã trở thành gián điệp cho giặc) đánh lừa, Mừng bị cả chiến khu nghi ngờ em là Việt gian. Cậu bé ngây thơ đó, đến cả nghĩa của từ Việt gian, em cũng không hiểu hết. Em chỉ biết đó là một từ rất xấu xa, có hại với cách mạng mà thôi.
Mừng bị xa lánh, ghét bỏ và một mình chống chọi với cả chiến khu cho đến tận cuối câu chuyện. Nghiệt ngã thay, mẹ của em tìm đến chiến khu ngay thời điểm em bị xem là Việt gian. Chị trút hơi thở cuối cùng với nỗi day dứt và đau đớn đến vô tận. Và Mừng cũng thế, em ôm xác mẹ, kêu gào chỉ lặp đi lặp lại duy nhất một câu: “Con không phải Việt gian! Con là Vệ quốc đoàn!”.
Và Mừng cũng hi sinh. Trong thời khắc như mê dại đi vì nỗi đau mất mẹ, bị mẹ nghĩ là Việt gian, Mừng chợt bừng tỉnh. Em chạy đến đài quan sát đúng thời điểm cả đội quan sát trúng đạn, hi sinh dưới chân đài. Mừng được đội trưởng giao nhiệm vụ quan sát. Khoảnh khắc Mừng ra hiệu cho bom nổ, toàn bộ toán giặc chết, em cũng phải hi sinh. Câu nói cuối cùng mà Mừng nói với đại đội trưởng qua ống nghe, nó đã át hết tất thảy tiếng bom đạn: “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí.”
Trận chiến kết thúc, Mừng được giải oan dù muộn màng. Em cùng mẹ được đưa lên chôn trên núi, nằm cạnh nhau. Ngọn núi ấy được chiến khu đặt tên: “Núi mẹ con em Mừng”.
(1):
Phùng Quán (1932–1995) là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam, bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc chiến tranh Đông Dương và khẳng định được văn tài với Vượt Côn Đảo nhưng ông được biết đến nhiều hơn sau Đổi mới. Ông là cháu gọi Tố Hữu bằng cậu, nhưng trong tác phẩm "Ba phút sự thật", thì ông nói rằng gọi "cậu" là do thói quen, thực ra Tố Hữu là bác của Phùng Quán theo cách nói của người miền Bắc.
(2):
“Tuổi thơ dữ dội” kể về một nhóm các em thiếu nhiên ở Huế trong thời kì hoạt động Cách Mạng chống thực dân Pháp. Có ba nhân vật chính quan trọng nhất là Mừng, Lượm, và Quỳnh Sơn Ca. Và thêm một nhân vật “phản diện” nữa là Kim – gián điệp. Các nhân vật chính có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mừng sinh ra trong một ngôi nhà rất nghèo, mẹ em thì đau ốm suốt. Quỳnh thì sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng lại từ bỏ sự giàu sang đó và cây đàn piano.
Các em nhỏ đã trải qua một giai đoạn tuổi thơ “dữ dội” với những tiếng bom đạn trong chiến tranh, tiếng khóc bi thương và những mất mát không gì có thể bù đắp. Thế nhưng hai tiếng “dữ dội” ấy lại không hề mang màu sắc bi quan. Nó nghe rất hào hùng, bi tráng và đậm màu sắc của một bản anh hùng ca. Anh hùng ca cho những chiến sĩ nhỏ tuổi.
Cuộc sống tuy dữ dội và khốc liệt nhưng các em vẫn đủ sức đứng lên chống chọi với cuộc đời. Vẫn có những tiếng cười tiếng ngây thơ, vẫn giữ được sự láu lỉnh của tuổi nhỏ, nhưng cũng đầy mưu trí, đầy dũng cảm, đầy suy tư.
Lượm trở thành một anh hùng trong nhà tù với rất nhiều kẻ khác lớn hơn em. Em là một chiến sĩ quả cảm, thông minh lanh lợi, và khiến người ta phải nghiêng mình kính cẩn. Nhà tù theo Phùng Quán mô tả là một đống phân nhơ nhớp và bẩn thỉu. Lượm đã có những giấc ngủ tê tái trong đêm. Nhưng Lượm đã vượt qua được tất cả một cách thành công. Em chính là đại diện cho niềm tin, cho hi vọng, cho tương lai. Em đã chiếm được trái tim, và sự hâm mộ của người đọc.
Quỳnh là một nhân vật có vẻ ngoài mềm mại nhẹ nhàng, đôi khi người ta cảm thấy Quỳnh không thể làm được gì với vẻ ngoài yếu đuối đó. Nhưng ở Quỳnh có một sự dũng cảm khó ai sánh bằng. Cậu đã từ bỏ một gia đình tư sản giàu có, từ bỏ căn biệt thự với bố mẹ và bỏ cả cây dương cầm ở lại. Quỳnh đã từ bỏ tất cả để lao vào những thứ tối tăm đói khát và không rõ tương lai ấy.
Nhân vật cuối cùng là Mừng. Đây là nhân vật lấy đi rất nhiều nước mắt của độc giả. Mừng khiến người ta phải khóc lóc thảm thiết, khóc đầm đìa, khóc tới nỗi mắt không mở nổi. Mừng là nhân vật chiếm một vị trí quá đặc biệt trong chuyện. Mừng chính là đại diện cho cả một giai cấp nghèo khổ bần cùng nhất trong xã hội. Và thật đau thương khi họ phải chịu những kết cục bi thảm nhất. Em bị nghi ngờ là gián điệp và bị mọi người quay lưng lại. Em cất lên những tiếng minh oan nhưng vô vọng. Không một ai tin em. Vì em chỉ là một đứa trẻ, mà một đứa trẻ thì lời nói của chúng có mấy khi là đáng tin với người lớn đâu? Trong khi em lại còn quá thiện, nên không nhanh trí minh oan cho mình được.
(3): -Nét đặc biệt của các nhân vật(đã nêu ở phần tóm tắt)
-Em ấn tượng nhân là nhân vật Lượm vì: Lượm là một chiến sĩ quả cảm, thông minh lanh lợi, và khiến người ta phải nghiêng mình kính cẩn.Lượm chính là đại diện cho niềm tin, cho hi vọng, cho tương lai
Lm đc vậy thôi, học tốt~
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247