Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 2. Tìm và chỉ ra tác dụng của những...

Câu 2. Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau: a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn ho

Câu hỏi :

Câu 2. Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau: a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. (Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên) b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) Câu 3. Hai đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào đâu mà em xác định được? Vai trò của ngôi kể này. Câu 4. Tìm 3 danh từ, 3 tính từ, 3 động từ trong đoạn văn 1

Lời giải 1 :

Câu 2:

a)

- So sánh:

+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc

- Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi tả cho đoạn văn đồng thời cho thấy rõ hơn ngoại hình cường tráng của Dế Mèn

b)

- So sánh: khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.

- Tác dụng: làm cho câu thêm phần đạc sắc và miêu tả nó như một món quà của người đã tạo ra câu đó

Câu 3:

- Hai đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất

- Em xác định được vì: Người kể xưng "tôi"

- Vai trò: làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Câu 4:

- Danh từ : tôi, đôi càng, cái vuốt

- Động từ : co, đạp, nhai

- Tính từ : cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: Đoạn trích thuộc văn bản Dế Mèn phiêu lưu ký. Tác giả là Tô Hoài

Câu 2: Ngoại hình cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn.

Câu 3: - Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc

-> Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi tả cho đoạn văn đồng thời cho thấy rõ hơn ngoại hình cường tráng của Dế Mèn

Câu 4:

dt: đôi càng; đôi cánh; chiếc vuốt.

đt: đạp; lia; gãy.

tt: cứng dần; nhọn hoắt; giòn giã.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247